Hội chứng hậu COVID-19 là gì? Cần phải làm gì khi mắc phải? Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp thắc mắc, nhấn mạnh điều quan trọng

Xã hội 30/09/2021 09:03

Trong livestream về "Stress đo Covid và hậu Covid-19" mới đây, bác sĩ Trương Hữu Khanh đã đưa ra ba nhóm đối tượng có triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục.

Trong livestream về "Stress đo Covid và hậu Covid" mới đây, bác sĩ Trương Hữu Khanh đã đưa ra ba nhóm đối tượng có triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục.

Triệu chứng, nguyên nhân hội chứng hậu COVID-19

Nhóm thứ nhất, sau khi có kết quả âm tính COVID-19, nhiều người quá lo lắng cho sức khỏe, sợ hãi các món ăn, không dám ăn gì. Nhiều người bệnh cảm thấy mình gặp vấn đề về tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, xương khớp, rối loạn thần kinh,... nhưng sau khi tiến hành các xét nghiệm thì không có kết quả. Nguyên nhân có thể do stress hoặc stress nặng đến mức trầm cảm. 

Trong trường hợp này, bác sĩ Khanh cho rằng phải giảm stress thì mới giảm các triệu chứng trên. Giảm stress bằng cách từ chối những thông tin tiêu cực về COVID-19, tìm kiếm thông tin tích cực, thảo luận với bác sĩ để giữ tinh thần lạc quan. Ngoài ra, người bệnh cần tạo thói quen sinh hoạt điều độ: ngủ sâu, đủ giấc, ăn đầy đủ trái cây, không ăn nhiều mỡ, uống đủ nước và thường xuyên tập luyện thể thao.

Nhóm thứ hai là người bệnh có các hội chứng hậu COVID-19 kéo dài 1-3 tháng. Với nhóm này, bác sĩ Khanh so sánh với việc hồi phục sau bệnh sởi, thương hàn. Bác sĩ nói về việc sau khi bệnh thương hàn, người bệnh suy sụp, rụng tóc nhiều, xuống cân bởi cơ thể cần huy động tất cả năng lượng để chống lại vi khuẩn, tạo hệ thống miễn dịch khi vi khuẩn tấn công lần 2.

 

Nhóm thứ ba là người bệnh có các các triệu chứng tức ngực, ho, khó thở, mệt mỏi, không thể đi đứng nổi, cơ thể mất sức, không thể suy nghĩ, tập trung,... không phải do stress. Theo các nhà khoa học nghiên cứu là do phản ứng miễn dịch sau khi khỏi COVID-19, còn lại  phản ứng viêm, từ từ sẽ tiêu đi.

Bác sĩ Khanh cũng nhấn mạnh, các tình huống hậu COVID-19 nghĩa là trong cơ thể không còn virus, chỉ còn kháng nguyên. Người bệnh có thể có các bệnh lý như tim mạch, thận, tiểu đường... nhưng rất hiếm.

hau COVID-19 1
Bác sĩ Khanh chia sẻ về hậu COVID-19 - Ảnh chụp màn hình

Điều cần làm khi gặp hội chứng hậu COVID-19

- Với các triệu chứng ho, khó thở, tức ngực: Đo SpO2 để đo sự bão hòa oxy trong mạch máu. Các triệu chứng này kéo dài từ vài ngày đến 4 tuần, nếu có thể chịu được, bệnh nhân nên tập thở, tập thiền.

Nếu triệu chứng nặng, người bệnh nên đi thử máu xem có thiếu sắt không, đo điện tim, siêu âm tim, chụp hình phổi ở bệnh viện, phòng khám uy tín. Nếu thấy kết quả bất thường, cần tìm thêm một bệnh viện, bác sĩ khác để hỏi để chắc chắn về trạng thái của bản thân và giữ bình tĩnh.

- Bệnh nhân không thể leo cầu thang mà nên tập thể dục.

- Với triệu chứng đau bụng: Người bệnh có thể điều trị như bình thường.

- Không ngủ được, mất ngủ, thiếu tập trung: Có thể uống thuốc bổ, thuốc ngủ thông thường, liên hệ bác sĩ tâm thần để uống những loại thuốc ngủ thảo dược ngắn hạn.

Tất cả triệu chứng trên sẽ tự hết, tùy thời gian có thể từ vài ngày đến 4 tuần, 12 tuần. Rất hiếm người cần phải điều trị lâu dài triệu chứng hậu COVID-19. Một số bệnh nhân mắc các triệu chứng có thể do bệnh mãn tính trong cơ thể.

Quy định mới về việc di chuyển bằng đường hàng không, đường sắt: Người dân đã tiêm vaccine, có giấy xét nghiệm âm tính

Tại địa phương có nguy cơ cao, Bộ Y tế cho phép hoạt động vận hành khách tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải với tần suất nhỏ hơn hoặc bằng 50% công suất.

TIN MỚI NHẤT