Những biện pháp phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não

Sống khỏe 01/10/2019 11:35

Nhồi máu não là bệnh lý làm giảm lưu lượng tuần hoàn một vùng não. Căn bệnh này khá nguy hiểm và là nguyên nhân chính gây đột quỵ não, nếu không điều trị và được chăm sóc tốt, người mắc bệnh có thể tử vong hoặc bị tàn phế suốt đời. Do vậy, việc chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não rất quan trọng trong việc hồi phục sau điều trị bệnh.

Tìm hiểu về bệnh nhồi máu não

Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não, chúng ta cũng nên biết qua về căn bệnh nhồi máu não - một trong những bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Nhồi máu não là một quá trình bệnh lý làm giảm lưu lượng tuần hoàn tới một vùng của não do bị hẹp, tắc mạch máu não hay do ảnh hưởng của việc hạ huyết áp. Trong khi đó, thiếu máu não là tình trạng một phần của não ngừng cung cấp máu. Nếu việc thiếu cung cấp máu không được sớm khắc phục hoặc tiếp tục kéo dài thì phần não sẽ bị hoại tử do ảnh hưởng của việc thiếu oxy và glucose. Vùng não khi bị hoại tử do thiếu cung cấp máu được gọi là nhồi máu não.

Bệnh nhồi máu não là một quá trình bệnh lý làm giảm lưu lượng tuần hoàn tới một vùng của não
Nhồi máu não là bệnh lý làm giảm lưu lượng tuần hoàn tới một vùng của não - Ảnh minh họa: Internet

 

Theo thống kê, bệnh hồi máu não chiếm khoảng 80% đột quỵ não, còn lại 20% là chảy máu dưới màng nhện, chảy máu não. Tỷ lệ mắc nhồi máu não hàng năm tương đối cao, có đến khoảng 130/100.000 người/năm.

Nguyên nhân bệnh thiếu máu lên não

Thông thường, người bị nhồi máu não thường rơi vào những nguyên nhân sau:

  • Bị xơ vữa mạch máu lớn , chiếm 50%. Trong đó, các mạch máu lớn ngoài sọ chiếm đến 45% và mạch máu lớn trong sọ khoảng 5%.
  • Tim gây những cục huyết khối như: hở van tim, rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, suy tim... tạo nên những cục máu đông và đi đến não chiếm 20%.
  • Bị tắt các mạch máu nhỏ ở trong não, thường gặp nhiều ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp hay bị đái tháo đường (khoảng 25%)
  • 5% là những người mắc bệnh động mạch không xơ vữa
  • Mắc các bệnh liên quan đến máu như: bệnh đông máu, bất thường bẩm sinh của mạch máu...
Tim gây những cục huyết khối gây ra nhồi máu não
Tim gây những cục huyết khối gây ra nhồi máu não - Ảnh minh họa: Internet

 

Khả năng phục hồi sau chữa trị nhồi máu não

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não và khả năng phục hồi sau bệnh là khác nhau. Những trường hợp người bệnh ở mức độ nhẹ, bị liệt một nửa người và đang ở độ tuổi trẻ, nếu có quy trình chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não phù hợp thì khả năng phục hồi sẽ cao hơn so với người đã liệt toàn thân. Trường hợp người bệnh bị vỡ mạch máu não, cao tuổi... khả năng phục hồi sau điều trị là rất thấp.

Thông thường, nếu mắc nhồi máu não, tỷ lệ tử vong sẽ rơi vào khoảng 15 - 20%. Để có thể tăng cơ hội sống sót, khi có những dấu hiệu nhồi máu não, cần được chữa trị sớm với các phương pháp điều trị như: can thiệp nội mạch, tiêu sợi huyết,...

Tùy vào việc nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ có những chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não phù hợp. Chẳng hạn trường hợp người bệnh bị tăng huyết áp sẽ được áp dụng kiểm soát áp huyết kết hợp cùng hồi sức tích cực, nếu trường hợp bị đột quỵ do bị mất thường mạch máu sẽ can thiệp nội mạch hay phẫu thuật.

kết hợp cùng với những phương pháp vật lý trị liệu, điều trị theo phác đồ của bác sĩ, có thể phục hồi 90 - 95%
Kết hợp vật lý trị liệu, điều trị theo phác đồ của bác sĩ, có thể phục hồi 90 - 95% - Ảnh minh họa: Internet

 

Thông thường, có khoảng 30% người bị xuất huyết não có thể phục hồi sức khỏe, đi lại được, nhưng cũng có đến 30% bệnh nhân sẽ bị tàn phế suốt đời. Khả năng phục hồi 100% sau tai biến mạch máu não thường rất khó. Tuy nhiên, nếu chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn sớm đúng cách, kết hợp cùng với những phương pháp vật lý trị liệu, điều trị theo phác đồ của bác sĩ, có thể phục hồi 90 - 95%.

Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não

Việc chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não cần phải có phối hợp ở cả mặt tâm lý, dinh dưỡng và vệ sinh. Sau điều trị bệnh nhân nhồi máu não, việc chăm sóc cần chú ý những vấn đề như:

Chăm sóc mặt tâm lý

Sau khi bị nhồi máu não, người bệnh thường có hiện tượng bị liệt vận động hay rối loạn ngôn ngữ... chính điều đó làm ảnh hưởng đến tâm lý khiến người bệnh thường buồn chán. Sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc nhiêu vào người khác nên có tâm lý cảm thấy vô dụng.

Việc chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não cần phải có phối hợp ở cả mặt tâm lý
Việc chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não cần phải có phối hợp ở cả mặt tâm lý - Ảnh minh họa: Internet

 

Để chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não giúp họ lạc quan, vui vẻ hơn, người chăm sóc bệnh nhân cần động viên, hỗ trợ giúp bệnh nhân tự chăm sóc, sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ trong ăn uống, vệ sinh. Điều này sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy bớt phụ thuộc và có ích hơn.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cho người bị nhồi máu não cũng rất quan trọng để người bệnh chóng hồi phục và ngăn ngừa tái phát. Nếu gia đình có điều kiện, bạn có thể mời chuyên gia dinh dưỡng khám và lên phác đồ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh. Từ đó, thiết lập khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo năng lượng cho người bệnh.

Trường hợp không có chuyên gia dinh dưỡng, để chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bao gồm những bữa chính, thức ăn nhẹ. Nên lưu ý trong thành phần bữa ăn cần đáp ứng đủ dinh dưỡng, vitamin. Lưu ý không ép người bệnh ăn quá nhiều, nên thay đổi khẩu phần ăn mỗi ngày.

thiết lập khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo năng lượng cho người bệnh
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo năng lượng - Ảnh minh họa: Internet

 

Vệ sinh sạch sẽ

Do người bệnh nằm một chỗ quá lâu, có nguy cơ phải đối mặt với những di chứng khác như: Liệt vận động, rối loạn tiểu tiện... vì vậy việc chăm sóc vệ sinh cho người bệnh có vai trò đặc biệt quan trọng.

Chú ý giữ cho làn da người bệnh sạch sẽ, khô thoáng, tránh tình trạng bị lở loét do nằm một chỗ, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Khi chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não nên xoa bóp, di chuyển bệnh nhân để máu được lưu thông.

Có thể dùng những miếng tã dán có màng thoáng khí nếu trường hợp bệnh nhân nằm liệt giường không tự chủ tiểu tiện. Khi sử dụng tã, có thể sử dụng thêm đệm lót để có thể chống trào tối đa. Lúc tắm rửa, vệ sinh cá nhân nên thực hiện ở những phòng kín gió, có nhiệt độ ấm, sàn ít trơn trượt, nước ấm trong khoảng 37 - 45 độ, lưu ý không nên tắm vào buổi tối.

Những biện pháp phòng người nhồi máu não

Sau điều trị bệnh nhồi máu não, bên cạnh việc chăm sóc người bệnh, để tránh tình trạng bệnh có thể tái phát, nên chú ý những vấn đề sau:

  • Nên thăm khám định kỳ để phòng ngừa tình trạng tái phát bệnh
  • Điều trị những nguyên nhân có thể gây ra nhồi máu não như: những bệnh lý tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, tim mạch, bị rối loạn lipid máu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giảm chất béo, giảm mặn (THA), giảm hấp thụ đường (ĐTĐ), tăng cường rau xanh, tập luyện thể thao mỗi ngày 30 phút…
  • Tái khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ
  • Khi có dấu hiệu của nhồi máu não, cần đưa người bệnh nhập viện sớm
  • Bảo vệ cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, khi áp suất không khí mùa hè cao.
  • Không nên tắm khuya hay tắm ở những nơi gió lùa, đặc biệt người bị cao huyết áp.
  • Giữ thần thoải mái, không căng thẳng, xúc động mạnh, suy nghĩ nhiều…
  • Nhắc nhở người bệnh uống thuốc, tuân thủ việc điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim…
  • Bổ sung nhiều trái cây, rau củ giúp phòng ngừa táo bón, kiêng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá.
  • Không mang vác nặng, vận động quá sức.
Nên tập luyện thể thao đều đặn
Nên tập luyện thể thao đều đặn - Ảnh minh họa: Internet

 

Trên đây là những thông tin chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não tại nhà. Hãy nhớ rằng, nền tảng sức khỏe của con người đều nằm ở tập luyện thể thao đều đặn và chế độ dinh dưỡng khoa học. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị những loại thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh, người người lớn tuổi để giúp họ ăn ngủ ngon, giảm mệt mỏi và luôn khỏe mạnh.

"Bảo pháp" chăm sóc thận: Ghi nhớ nguyên tắc 3 "không" sau khi ăn và trước khi ngủ

Sức khỏe của thận có thể tác động lớn đến sức khỏe tổng thể của mỗi người. Cách chăm sóc thận tốt được xem là việc nên làm hàng ngày. Đây là nguyên tắc 3 "không" nên áp dụng.

TIN MỚI NHẤT