Quả cau và những lợi ích bất ngờ mà có thể bạn chưa biết

Dinh dưỡng 24/06/2023 23:10

Không chỉ là loại quả được dùng trong tục ăn trầu của các cụ từ xa xưa mà quả cau còn có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

Có lẽ với mỗi chúng ta, hình ảnh quả cau dường như đã trở nên rất thân thuộc, bởi nó gắn liền với văn hóa trầu cau độc đáo của dân tộc, trở thành lễ vật quan trọng trong dịp lễ Tết, đám cưới hay đám hỏi. Thế nhưng không chỉ đơn thuần là thành phần thiết yếu của sính lễ, quả cau còn được xếp vào nhóm dược liệu vô cùng quý giá.

Tổng quan về cây cau

Cau là cây ăn quả thân cột, thuộc họ cau dừa (Arecaceae), phần lớn cây trưởng thành có thể cao tới 20m, dáng thẳng đứng. Hoa cau màu trắng thường mọc ở nách lá, tỏa hương thơm ngát, hoa đựng rụng sớm và hoa cái sẽ phát triển thành quả. Quả cau hay còn gọi là bình lang, có hạt cứng bên trong, khi còn non có màu xanh, dần chuyển vàng khi chín.

Theo các tài liệu ghi chép, một số giống cau được trồng phổ biến hiện nay gồm: cau vua, cau đuôi chồn, cau bẹ trắng, cau đỏ và cau vàng (cau kiểng vàng).

Quả cau và những lợi ích bất ngờ mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Những lợi ích tuyệt vời của quả cau

Cải thiện chứng tâm thần phân liệt

Một số nghiên cứu được thực hiện cho kết quả rằng, quả cau đem lại tác dụng hiệu quả trong việc tác động tốt đến người bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, để có thể kiểm tra chính xác được các nghiên cứu này thì cần thực hiện các nghiên cứu kỹ hơn bởi vì sử dụng sai cách còn có thể gây ra một số tác dụng phụ đến người bệnh.

Ngăn ngừa thiếu máu

Một tác dụng ít ai biết đến của quả cau chính là ngăn ngừa thiếu máu. Vài năm trở lại đây, loại quả này được sử dụng như một loại thuốc giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông máu huyết và chữa thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.

Quả cau và những lợi ích bất ngờ mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Chữa đau răng, hôi miệng

Chiết xuất trong hạt cau có tác dụng gây ức chế các vi khuẩn có hại ở khoang miệng và giúp làm sạch các mảng bám trên răng. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh như đau răng, hôi miệng, viêm lợi,… một cách hiệu quả và duy trì một hàm răng đẹp, chắc khỏe.

Tốt cho dạ dày

Hạt cau hỗ trợ trong điều trị giun dạ dày như sán dây và giun đũa, giúp tránh được những vấn đề liên quan đến giun dạ dày.

Ngăn chặn buồn nôn

Nhai hạt cau giúp ngăn ngừa buồn nôn. Bạn có thể nhai ngay trước khi đi du lịch để tránh cảm giác buồn nôn.

Quả cau và những lợi ích bất ngờ mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Chống trầm cảm

Hạt cau được xem là vị thuốc để kích thích các hệ thống thần kinh. Nghiên cứu cho thấy rằng trong hạt cau có chất chống trầm cảm và giảm căng thẳng.

Tiêu diệt ký sinh trùng

Được biết, trong hạt cau còn có tính kháng khuẩn tốt, giúp diệt vi trùng, diệt giun sán vì vậy hạt cau còn được sử dụng để điều trị các bệnh như sán dây hoặc giun đũa.

Sử dụng điều trị sán dây hoặc giun sán bằng hạt cau như sau: Dùng nước sắc hạt cau, nước sắc hạt cau giúp làm tê liệt sán ở phần đầu. Sau đó, sử dụng hạt bí ngô để làm tê liệt phần cuối của giun. Trong khi đó, phần giữ của giun sán nên kết hợp cả hạt cau và hạt bí ngô. Ngoài sán dây, giun đũa thì sử dụng hạt cau và hạt bí ngô còn chữa được giun móc, giun đũa hay giun kim.

Quả cau và những lợi ích bất ngờ mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Chất arecolin có trong hạt cau là chất đem lại hiệu quả kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Đối với các thử nghiệm được thực hiện trên động vật đã cho kết quả rằng hạt cau có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của động vật trong 1 khoảng thời gian khá dài. Tuy nhiên, trước khi sử dụng hạt cau với mục đích kiểm soát bệnh tiểu đường, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Những thức uống giúp giải độc gan và thanh nhiệt vào mùa hè mà bạn không nên bỏ lỡ

Dưới đây là một số loại nước uống không chỉ hỗ trợ giải độc gan mà chúng còn có thể giúp bạn bổ sung lượng nước hàng ngày.

TIN MỚI NHẤT