Đêm ngủ hay bị tê tay là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Sức khỏe 24/03/2020 16:38

Đêm ngủ hay bị tê tay hoặc mất cảm giác tay là tình trạng phổ biến. Hiện tượng này thường xuất hiện khi dây thần kinh ở cánh tay bị chèn ép.

Nội dung bài viết

Đêm ngủ hay bị tê cánh tay là một hiện tượng rất hay gặp trong cuộc sống thường ngày. Tình trạng này có thể hết sau một khoảng thời gian. Theo các chuyên gia, tình trạng đêm ngủ hay bị tê tay xảy ra khi dây thần kinh ở cánh tay bị chèn ép quá lâu. Hoặc đó cũng có thể là cảnh báo sớm của vài bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiện tượng ngủ hay bị tê tay.

Dem ngu hay bi te tay
Đêm ngủ hay bị tê tay là bệnh gì và có nguy hiểm không? - Ảnh minh họa: Internet

Ngủ hay bị tê tay chân là bệnh gì?

Khi ngủ hay bị tê tay chân thường xảy ra khi các rễ thần kinh bị chèn ép gây ra cảm giác tê nhức mất cảm giác ở tay, chân làm cho bàn tay, bàn chân không thể cử động như bình thường.

Dem ngu hay bi te tay 1
Khi các rễ thần kinh bị chèn ép gây ra cảm giác tê nhức mất cảm giác ở tay - Ảnh minh họa: Internet

Theo các bác sĩ, nếu hiện tượng tê chân tay khi ngủ xảy ra thường xuyên thì rất có thể bạn đã mắc phải một trong những bệnh lý sau đây:

  • Hội chứng ống cổ tay: Khi bạn thực hiện những động tác mạnh hoặc đột ngột sẽ làm cho các dây thần kinh ở cánh tay và chân bị chèn ép, gây ra cảm giác tê bì và đau nhức vào mỗi sáng khi ngủ dậy. 
  • Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng tê tay chân xuất hiện khi các khớp và rễ thần kinh ở tay và chân bị tổn thương dẫn tới viêm nhiễm. Đối với những người bị viêm khớp dạng thấp thì tình trạng tê bì này sẽ kéo dài khi ngồi hoặc nằm quá lâu.
  • Viêm dây thần kinh ngoại biên: Tê nhức tay khi ngủ là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị viêm dây thần kinh ngoại biên. Nguyên nhân là do các rễ thần kinh bị viêm và không còn duy trì được chức năng vốn có.
  • Bệnh lý về tim mạch: Khi mắc phải bệnh lý về tim mạch, sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng. Điều này làm cho rễ thần kinh ở tay, chân không được nuôi dưỡng và lượng máu được cung cấp cũng không như bình thường nên dẫn đến hiện tượng bị tê bì.
Đêm ngủ hay bị tê tay là bệnh gì và có nguy hiểm không? - Ảnh 3
Tê tay khi ngủ có thể bạn là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet
  • Bệnh tiểu đường: Tình trạng chân tay tê khi ngủ là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. 
  • Đau cơ xơ hóa: Khi hiện tượng đau cơ xơ hóa trở nên mãn tính sẽ gây ra cảm giác tê tay, đau nhức toàn thân và kèm theo cảm giác ngứa. Một số người bị đau cơ xơ hóa sẽ xuất hiện cảm giác tê cánh tay kéo dài nhiều giờ vào buổi sáng mà không rõ nguyên nhân.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ: Đây là một trong những bệnh lý về cột sống gây ra nhiều biểu hiện đau nhức, đặc biệt là tình trạng tê bì tay chân. Khi đĩa đệm bị tổn thương sẽ khiến cho các nhân nhầy thoát ra và chèn ép vào hệ thống dây thần kinh gây đau ở vùng cổ, gáy và cánh tay. Ngoài ra, kèm theo các tình trạng trên là hiện tượng tê tay hoặc ngón tay vào buổi sáng khi ngủ dậy.

Nguyên nhân đêm ngủ hay bị tê tay

Dây thần kinh bị chèn ép

Khi bạn nâng cánh tay lên xuống thường xuyên, cử động khuỷu tay hoặc cầm nắm đồ vật… thì tất cả đều nhờ vào các dây thần kinh ở từng vị trí. Do đó, khi những dây thần kinh này bị nén hoặc chèn ép quá lâu ảnh hưởng đến chức năng của chúng và sẽ gây nên hiện tượng tê tay, đau như kim châm hoặc tay mất cảm giác.

Dem ngu hay bi te tay 3
Các dây thần kinh bị chèn ép là nguyên nhân gây tê tay khi ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chèn ép này thường do tư thế ngủ không đúng ở mỗi người. Dùng tay để gối đầu hoặc nằm sấp đè lên tay… sẽ khiến cho các dây thần kinh ở cánh tay bị chèn ép. Ngoài ra, các bệnh lý mãn tính như xơ vữa động mạch cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tay bị tê, điều này là do mạch máu bị tắc nghẽn và chèn ép lên dây thần kinh ở tay.

Do bệnh lý về cơ xương khớp

Khi ngủ bị tê tay cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về cơ xương khớp phổ biến, đặc biệt là đối với những người cao tuổi thì không nên chủ quan.

Điển hình là bệnh thoái hóa đốt sống cổ, khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ đè lên các dây thần kinh ở cánh tay gây tê và khó chịu. Bệnh thoái hóa khớp cổ tay, viêm khớp, hội chứng ống cổ tay… cũng có thể là nguyên nhân xuất hiện những cơn tê bì tay chân khi ngủ.

Cơ thể bị thiếu vitamin

Tê bì tay khi ngủ cũng có thể là biểu hiện khi cơ thể bạn thiếu vitamin B12. Dấu hiệu rõ ràng nhất là triệu chứng tê bì xuất hiện ở cả hai tay và hai chân. Người bị thiếu vitamin B12 cũng sẽ cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và dễ dẫn đến thiếu máu.

Dem ngu hay bi te tay 4
Tê tay khi ngủ cũng có thể là do cơ thể thiếu vitamin B12 - Ảnh minh họa: Internet

Tình trạng đêm ngủ bị tê tay có nguy hiểm không?

Các chuyên gia y tế cho rằng, khi các dây thần kinh bị chèn ép trong một thời gian dài thì cơ thể sẽ có phản ứng lại, làm thức tỉnh để giải phóng cho các dây thần kinh. Do đó, những người thường có thói quen ngủ không đúng tư thế hoặc chèn ép cánh tay thường không có được giấc ngủ sâu. Lúc này, nếu vận động tay thì cảm giác tê bì sẽ hết. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng tê tay khi ngủ xuất hiện thường xuyên thì bạn nên nghĩ ngay đến những bệnh lý được nêu ở trên. Lúc này, bạn nên nhanh chóng đến thăm khám ở các cơ sở y tế về cơ xương khớp, để biết được chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Dem ngu hay bi te tay 5
Ngủ không đúng tư thế hoặc chèn ép cánh tay sẽ không có được giấc ngủ sâu - Ảnh minh họa: Internet

Hy vọng với với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây nên tình trạng đêm ngủ hay bị tê tay. Tê tay khi ngủ là tình trạng phổ biến thường gặp, vì vậy bạn không cần quá lo lắng mà nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây nên, hoặc đến các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân, triệu chứng tai biến mạch máu não bạn cần biết

Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não, có cách xử trí kịp thời sẽ giúp hạn chế nguy cơ tử vong và giảm nguy cơ bệnh tật. Vậy, triệu chứng tai biến mạch máu não là gì? Làm thế nào để nhận biết và phải xử trí như thế nào? Sau đây là những giải đáp chi tiết nhất.

TIN MỚI NHẤT