UBND TP.HCM yêu cầu khẩn trương rà soát và không để dịch COVID-19 lan rộng, giảm thiểu tử vong

Xã hội 12/11/2021 10:07

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ký ban hành ngày 11/11, yêu cầu ban chỉ đạo phòng, chống dịch các sở, ban ngành, TP. Thủ Đức, các quận huyện và đơn vị thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch như xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả gắn với khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Theo báo Tiền Phong đưa tin, UBND TP.HCM vừa có công văn yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, UBND quận, huyện, TP. Thủ Đức và các doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Ngành y tế TP.HCM phải chủ động rà soát, chuẩn bị và kịp thời cấp phát túi thuốc cho F0, tuyệt đối không để bất kỳ trường hợp nào cách ly tại nhà không tiếp cận được thuốc điều trị. Các địa phương chủ động thành lập trạm y tế lưu động tương ứng với số ca mắc COVID-19 mới, nhanh chóng nâng cao năng lực y tế cơ sở.

Đồng thời, UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát dịch trong giai đoạn hiện nay, tuyệt đối không chủ quan, lơ là. TP. Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra, đánh giá dịch bệnh, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, không để dịch lây lan rộng, khó kiểm soát.

UBND TP.HCM yêu cầu khẩn trương rà soát và không để dịch COVID-19 lan rộng, giảm thiểu tử vong - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Nhận định về tình hình dịch bệnh đang có khuynh hướng tăng, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, để kiểm soát dịch bệnh, Sở Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo các quận, huyện theo dõi, phát hiện các ổ dịch, kịp thời cách ly, ngăn chặn ổ dịch, đặc biệt là theo dõi các trường hợp chuyển nặng, giảm thiểu tử vong.

Theo ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, gần đây, số ca tử vong của TP.HCM tập trung ở người lớn tuổi, có bệnh nền, chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin. Một số trường hợp từ các tỉnh khác chuyển đến TP.HCM điều trị.

Theo đó, UBND TP.HCM chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy... đặc biệt là tại các bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe.

Khi phát hiện có F0 tại cơ sở, các đơn vị cần đặc biệt quan tâm. Các trường hợp cố tình vi phạm các biện pháp phòng, chống dịch, có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm làm lây lan dịch bệnh cần xử lý nghiêm.

TP.HCM: Tình hình ca tử vong có những dấu hiệu đáng lo ngại, bắt đầu xuất hiện trường hợp đã tiêm 2 mũi vắc-xin nhưng vẫn không qua khỏi

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ có lẽ chưa bao giờ TP.HCM trải qua giai đoạn khó khăn như 5 tháng vừa qua. Lần đầu tiên, kinh tế TP.HCM tăng trưởng âm bởi ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh của Covid-19.

TIN MỚI NHẤT