Hà Nội: Cháy máy sấy tóc tại nhà, bên trong có hai em nhỏ

Xã hội 21/10/2023 11:53

2 cháu nhỏ may mắn được hướng dẫn thoát ra ngoài.

Thông tin từ Báo Tiền Phong cho hay, ngày 21/10, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, khoảng 6 giờ 8 phút đơn vị nhận tin cháy nhà dân tại số 7 ngách 114 ngõ 355 đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Ngay sau đó, đơn vị xuất 1 xe chỉ huy chữa cháy và 3 xe chữa cháy tới hiện trường dập lửa, cứu hộ, cứu nạn. Trung tâm chỉ huy điều 2 xe của đội PCCC&CNCH Công an quận Tây Hồ chi viện.

Hà Nội: Cháy máy sấy tóc tại nhà, bên trong có hai em nhỏ - Ảnh 1

Lực lượng PCCC dập lửa. Ảnh: Tiền Phong

Tại hiện trường, trực tiếp đại tá Lê Đức Hùng - Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm chỉ huy chữa cháy, cứu nạn. Lực lượng chữa cháy triển khai 1 đường chữa cháy lên cao theo hướng cầu thang bộ tiếp cận đám cháy tại tầng 4 của căn nhà, tổ chức chữa cháy. Trong thời gian ngắn đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

Bước đầu vụ cháy không thiệt hại về người. May mắn, hai cháu nhỏ đã được hướng dẫn thoát nạn ra ngoài an toàn. Về tài sản hư hỏng đệm, ga, rèm, kính đã qua sử dụng không có giá trị về tiền

Nguyên nhân bước đầu được xác định do chập cháy từ thiết bị máy sấy tóc.

Chia sẻ về việc trang bị kiến thức, kỹ năng an toàn cho trẻ khi ở nhà, Thượng tá Đỗ Anh Quyến, Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm, nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 12 (Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP Hà Nội) chia sẻ trên Báo Tổ quốc cho rằng, khi trẻ nhỏ ở nhà, sự sơ ý và lơ là của người lớn có thể khiến trẻ em gặp hiểm họa, tiềm ẩn xảy ra tai nạn cho chính các cháu và cho cả người xung quanh.

Hà Nội: Cháy máy sấy tóc tại nhà, bên trong có hai em nhỏ - Ảnh 2

 

Hà Nội: Cháy máy sấy tóc tại nhà, bên trong có hai em nhỏ - Ảnh 3
Cẩn trọng trong trường hợp nhà có trẻ em. Ảnh: Tổ quốc

Trong trường hợp buộc phải để con ở nhà một mình mà không có ai bên cạnh, Thượng tá Đỗ Anh Quyến cho rằng cần có các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy cho trẻ nhỏ.

Cụ thể, phải hướng dẫn trẻ nhỏ biết về nguy hiểm và nghiêm cấm trẻ tiếp cận, tự ý sử dụng các thiết bị sinh ra nguồn lửa, nguồn nhiệt phòng cháy, nổ. Nhắc nhở trẻ nhỏ tắt các thiết bị điện không cần thiết vào buổi tối.

Không nên để trẻ ở nhà một mình và khóa trái cửa dù với bất kỳ lý do nào. Khi có chuyện gấp hay có chuyện cần phải đi vắng trong chốc lát, có thể nhờ người thân, hàng xóm trông chừng trẻ giúp mà không nhất thiết khóa trái cửa. Ngoài ra, cần thường xuyên huấn luyện, chỉ dạy cho trẻ những kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng bảo đảm an toàn khi xảy ra sự cố nguy hiểm, cháy nổ.

 

Các bậc cha mẹ cần đặt chìa khóa cửa chính tại một nơi quy định hoặc trong tầm tay của các em nhỏ khi đi ngủ để các em nhỏ có thể tìm được chìa khóa nhanh chóng và mở cửa trong trường hợp có hỏa hoạn.

Bên cạnh đó, không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có chứa xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, thiết bị điện, nguồn sinh nhiệt.

Thượng tá Đỗ Anh Quyến thông tin trên báo Tổ quốc. Cần lưu ý không giao cho trẻ nhỏ thực hiện việc đốt vàng mã. Hạn chế giao trẻ nhỏ thực hiện việc dùng bếp lửa để đun nấu đề phòng hỏa hoạn và bị bỏng. Không giao cho trẻ nhỏ sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy, các loại thiết bị sinh nhiệt khác, việc lơ là của trẻ có thể dẫn đến nguy cơ gây cháy lớn.

Bố mẹ hoặc người lớn trước khi đi làm phải chủ động kiểm tra và tắt bình đun nước nóng lạnh, bếp điện đun nấu và các thiết bị tiêu thụ điện khi không sử dụng.

Đặc biệt, cần chủ động tạo điều kiện cho trẻ nhỏ tham gia các lớp tập huấn rèn luyện kỹ năng sống, các lớp tập huấn, khóa đào tạo, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do các đơn vị, cơ quan chức năng tổ chức.

 

Vụ việc người lái ô tô húc văng 2 kẻ trộm chó trên đường ở Q.12: Liệu có vi phạm pháp luật?

Nhiều người đặt ra câu hỏi hành động của tài xế liệu có vi phạm pháp luật?

TIN MỚI NHẤT