Ăn đạm động vật hay đạm thực vật sẽ tốt cho sức khỏe hơn?

Sức khỏe 08/07/2023 07:18

Tỷ lệ đạm trong thịt bò là 18g/100g, thịt lợn nạc là 19g/100g, cá chép là 17g/100g. Trong các loại đậu đỗ, tỷ lệ đạm chiếm 21-25g/100g, đặc biệt trong đỗ tương đạm cao tới 35-40g/100g.

Giá trị dinh dưỡng của đạm thực vật và đạm động vật

Protein hay chất đạm là thành phần cơ bản của cơ thể sống. Nó tham gia vào thành phần mỗi tế bào và là yếu tố tạo hình chính của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Một số protein đặc hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng, chúng tham gia vào thành phần các men, nội tiết tố, kháng thể và các hợp chất khác. 

Đạm động vật có nhiều axit amin cần thiết không thay thế được ở tỷ lệ cân đối nên có giá trị sinh học cao. Thức ăn giàu đạm động vật gồm thịt, trứng, cá, sữa, tôm, cua, ếch, các loại thủy sản... 

Tuy nhiên, thức ăn động vật thường có nhiều cholesterol, nếu ăn thừa các sản phẩm chuyển hóa trung gian sẽ gây độc hại cho cơ thể.

Ăn đạm động vật hay đạm thực vật sẽ tốt cho sức khỏe hơn? - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Ngược lại đạm thực vật thường thiếu hoặc ít có các axit amin cần thiết hoặc có tỷ lệ không cân đối đặc biệt là methionine, trytophan, leucine và isoleucine nhưng đạm thực vật lại có lượng lysine khá tốt. Các thức ăn thực vật có giàu đạm như các loại đậu đỗ thường có ít hoặc không có cholesterol.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, (Bộ Y tế), đạm thực vật (đạm trong đậu đỗ, ngũ cốc, khoai củ…) có giá trị sinh học kém hơn đạm động vật do thiếu một hay nhiều axit amin cần thiết hoặc sự sắp xếp các axit amin không cân đối. 

Tuy nhiên, đạm động vật (đạm trong thịt, cá, trứng, hải sản…) không ở dưới dạng đơn thuần mà ở dưới dạng liên hợp như nucleoprotein (là phức hợp của protein với chất béo như phospholipid, cholesterol…). Do vậy quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra các sản phẩm độc hại cho cơ thể như ure, axit uric, nitrat, cholesterol…

Ăn đạm động vật hay đạm thực vật sẽ tốt cho sức khỏe hơn? - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Nếu nồng độ axit uric tăng cao trong máu là tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Nếu lượng nitrit, nitrat cao trong máu sẽ phối hợp với các gốc oxy tự do sẵn có trong cơ thể tạo thành nitrosamine là chất gây ung thư. 

Nếu cholesterol tăng cao trong máu là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch dẫn đến các tai biến nghiêm trọng như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu não gây tử vong cao…

Do đó, chế độ ăn cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật sẽ hạn chế việc sinh ra các yếu tố không có lợi cho sức khỏe và nâng cao vai trò của chất đạm.

Sự cần thiết phải kết hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật

Nhìn chung đạm thực vật (đạm trong đậu đỗ, ngũ cốc, khoai củ,...) có giá trị sinh học kém hơn đạm động vật do thiếu một hay nhiều axit amin cần thiết hoặc sự sắp xếp các axit amin không cân đối. Tuy nhiên đạm động vật (đạm trong thịt, cá, trứng, hải sản...) không ở dưới dạng đơn thuần mà ở dưới dạng liên hợp như nucleoprotid (là phức hợp của protein với chất béo như photolipid, cholesterol...). Do vậy quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra các sản phẩm độc hại cho cơ thể như ure, axit uric, nitrat, cholesterol... Nếu nồng độ axit uric tăng cao trong máu là tăng nguy cơ mắc bệnh goute. Nếu lượng nitrit, nitrat cao trong máu sẽ phối hợp với các gốc oxy tự do sẵn có trong cơ thể tạo thành nitrosamin là chất gây ung thư. Nếu cholesterol tăng cao trong máu là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch dẫn đến các tai biến nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu não gây tử vong cao... Do đó cần thực hiện chế độ ăn cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật sẽ hạn chế việc sinh ra các yếu tố không có lợi cho sức khỏe và nâng cao vai trò của chất đạm. Trước hết cần có sự cân đối về thành phần các chất sinh năng lượng (protid, lipid, gluxid trong khẩu phần.

Ăn đạm động vật hay đạm thực vật sẽ tốt cho sức khỏe hơn? - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Đối với người trưởng thành tỷ lệ cung cấp năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của các thành phần trên nên đạt như sau:

P : L: G = 14% : 20% : 66%

Đối với trẻ em tỷ lệ này nên là:

P : L : G = 18% : 25% : 57% .

Ngoài tương quan với các thành phần sinh năng lượng khác như đã nói ở trên cần có sự cân đối với protid nguồn gốc động vật và protid nguồn gốc thực vật. Trước đây nhiều tài liệu cho rằng lượng protid động vật nên đạt từ 50-60% tổng số protid trong khẩu phần. Quan điểm dinh dưỡng hiện nay cho rằng đối với người trưởng thành lượng protid động vật chỉ nên đạt khoảng 25-30% tổng số protid là thích hợp. Đối với trẻ em tỷ lệ này nên cao hơn (đạm động vật chiếm khoảng 50-70% tổng số). Thực ra nguồn protid thực vật rất phong phú, tỷ lệ đạm trong nhiều thức ăn thực vật rất cao. Tỷ lệ đạm trong thịt bò là 18g/100g; thịt lợn nạc là 19g/100g, cá chép là 17g/100g; trứng gà là 16g/100g, nhưng trong các loại đậu đỗ tỉ lệ protein chiếm tới 21-25g/100g đặc biệt trong đỗ tương đạm cao tới 35-40g/100g (tuy nhiên giá trị sinh học của đạm trong đậu đỗ, vừng lạc, ngũ cốc... thấp hơn thịt, cá, trứng, tôm, cua,... do vậy sự hấp thụ kém hơn). Nếu chúng ta khéo phối hợp sẽ có một nguồn chất đạm hỗn hợp rất phong phú có giá trị sinh học cao. Để đảm bảo cân đối chất đạm, bữa ăn cần có đa dạng các thức ăn giàu đạm có nguồn gốc từ động vật và thực vật ở tỷ lệ thích hợp.

Sơ ý khi vận hành máy cưa nước đá, người đàn ông ở Đồng Nai bị nghiền dập nát tay, có nguy cơ tàn phế

Tối ngày (29/6), anh L.Đ.C (39 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) đang vận hành máy cưa nước đá, sơ ý, cánh tay trái bị máy cuốn vào.

TIN MỚI NHẤT