Hướng dẫn cách phân biệt viêm da cơ địa và bệnh vảy nến, chuyên gia cảnh báo nguy hại khó lường đến cơ thể

Sức khỏe 28/06/2023 05:55

Trong các bệnh ngoài da mạn tính thì bệnh vảy nến và bệnh viêm da cơ địa là 2 bệnh khiến cơ thể bạn trở nên mất thẩm mỹ nhất, lại gây nên vấn đề da khô dễ tái phát.

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da gây phát ban với các mảng ngứa, có vảy chủ yếu ở đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu. 2% – 3% dân số mắc bệnh vảy nến. Vảy nến được mô tả lần đầu tiên bởi nhà khoa học tài năng Aurelius Cornelius Celsus của La Mã.

Đến năm 1813, bác sĩ da liễu Thomas Bateman người Anh đã mô tả mối liên hệ có thể có giữa bệnh vảy nến và các triệu chứng viêm khớp. 

Hướng dẫn cách phân biệt viêm da cơ địa và bệnh vảy nến, chuyên gia cảnh báo nguy hại khó lường đến cơ thể - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Cách nhận biết bệnh vảy nến

- Triệu chứng: Bệnh vảy nến là một bệnh lành tính, nhưng lại rất khó điều trị. Bệnh vảy nến có số lượng tế bào da chết nhanh và nhiều gấp 10 lần người bình thường. Quá trình này gây ra các triệu chứng ngoài da có các mảng đỏ, bên trên có lớp phủ trắng như vảy cá do tế bào da chết tạo thành. Các tế bào chết này hằng ngày phát triển tạo thành lớp dày và bong tróc.

Các lớp da bong tróc có thể lan rộng ra vùng da đầu, vùng da đầu gối, vùng khuỷu tay, thậm chí có thể lan ra toàn thân nếu không khống chế được. Bệnh để nặng hơn sẽ xuất hiện các mụn mủ khô và nông. Nếu vảy nến ở móng tay, móng chân thì những vị trí này trở nên xù xì, dày lên, dễ gãy…

Bệnh vảy nến gây ngứa ngáy, khó chịu…

Hướng dẫn cách phân biệt viêm da cơ địa và bệnh vảy nến, chuyên gia cảnh báo nguy hại khó lường đến cơ thể - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Tác động của ánh mặt trời với bệnh chàm và vẩy nến

Tuy có ban đỏ khá giống nhau nhưng hai bệnh chàm và vẩy nến lại khác biệt dưới tác động của nhiệt độ cao. Người bị viêm da cơ địa sẽ khá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Thời tiết quá nóng có thể gây đổ mồ hôi nhiều dẫn tới phát ban bùng lên trên da.
 

Trong khi đó, người bệnh vẩy nến lại đáp ứng tốt với ánh nắng mặt trời. Bởi tia cực tím UVB trong ánh mặt trời có khả năng làm chậm sự phát triển bất thường của tế bào da. Vì vậy, đây được xem như một phương pháp điều trị bệnh vẩy nến.
 

Tuy nhiên, người bệnh vẩy nến không nên phơi nắng quá lâu. Bởi nếu không sử dụng kem chống nắng hoặc tiếp xúc với ánh nắng quá lâu có thể gây ra nám hoặc đốm đỏ trên da.

Cách nhận biết viêm da cơ địa

- Triệu chứng: Viêm da cơ địa ở người trưởng thành ít có triệu chứng rầm rộ. Các biểu hiện chính là da khô sần sùi kéo dài dai dẳng (mạn tính), vùng da bệnh bị thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ; dễ nổi mẩn nếu có tiếp xúc yếu tố gây dị ứng…

Các biểu hiện khi bệnh tiến triển:

  • Nhiều ban đỏ.
  • Bề mặt da có mụn nước nhỏ, nông. Nếu mụn nước vỡ sẽ chảy dịch gây phù nề, vảy tiết. Nếu có bội nhiễm gây loét, mụn mủ, sưng nóng
  • Vùng da tổn thương thấy ngứa, nóng rát và sưng đau.

Điểm khác biệt giữa bệnh vảy nến và viêm da cơ địa

Dù bạn có thể nghĩ rằng khi đang bị nổi mề đay kèm ngứa ngáy khó chịu thì không ai quan tâm đến có gì khác biệt. Nhưng đây là cách giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh cũng như đưa ra giải pháp hiệu quả. 

Hướng dẫn cách phân biệt viêm da cơ địa và bệnh vảy nến, chuyên gia cảnh báo nguy hại khó lường đến cơ thể - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa và vẩy nến

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại bệnh ngoài da này chính là nguyên nhân gây bệnh chứ không phải triệu chứng.
 

Vẩy nến là một bệnh tự miễn dịch nghĩa là hệ miễn dịch bị rối loạn chức năng và các tế bào da phát triển quá nhanh. Hệ quả là các tế bào bắt đầu chống chất lên bề mặt da, tạo thành vảy trắng. 
 

Bệnh viêm da cơ địa (chàm da) thì nguyên nhân phức tạp và khó xác định hơn nhiều. Có nhiều yếu tố do di truyền, đồ ăn hoặc môi trường có thể kích hoạt phát ban đỏ.

 

 

Hướng dẫn cách phân biệt viêm da cơ địa và bệnh vảy nến, chuyên gia cảnh báo nguy hại khó lường đến cơ thể - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa và vẩy nến

Cách xử trí bệnh viêm da cơ địa: Là bệnh mạn tính, nên không thể chữa dứt điểm bệnh viêm da cơ địa, nhưng có thể kiểm soát được bằng các cách sau:

+ Bôi kem dưỡng ẩm: Tình trạng da khô là nguyên nhân hàng đầu khiến viêm da cơ địa dễ tái phát, tiến triển và ngược lại, bệnh viêm da cơ địa cũng khiến da bị khô. Do vậy, sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da từ 2 - 3 lần mỗi ngày là yếu tố rất quan trọng, giúp da tránh nứt nẻ gây nhiễm trùng.

+ Sử dụng sản phẩm vệ sinh (dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt…) và sản phẩm chăm sóc da (kem dưỡng, serum…) dành cho da nhạy cảm.

+ Xây dựng chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh: Tránh ăn thực phẩm dễ gây dị ứng. Hằng ngày vệ sinh nhà cửa sạch sẽ; thường xuyên giặt ga, chăn, gối, thảm, rèm cửa; tránh tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp khói thuốc lá và môi trường nhiều bụi, ô nhiễm.

Ngoài ra, không nên tắm quá 20 phút một lần, ưu tiên tắm bằng nước ấm hơn là nước nóng hoặc nước lạnh; nếu đã dùng loại dầu gội, sữa tắm phù hợp, nên hạn chế tối đa dùng sang loại khác; không dùng móng tay để gãi cào khi da bị ngứa, vì sẽ gây kích ứng da và càng ngứa hơn; nên mặc áo thoáng mát, vải mềm, mỏng trong thời tiết nóng...

Trường hợp bệnh tái phát, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn thuốc uống, thuốc thoa. Không nên tự ý thoa thuốc hoặc đắp các loại lá, vì nguy cơ bội nhiễm da rất cao.

- Cách xử trí bệnh vảy nến: Khi da bị khô, có thể gây kích thích bệnh tiến triển, nổi vảy nhiều hơn. Do đó biện pháp phòng ngừa đầu tiên là giữ ẩm cho da.

  • Bổ sung đủ nước: Mỗi ngày cần ghi nhớ và uống đủ khoảng 2,5 lít nước.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng nếu có bật điều hòa. Nên bật máy tạo độ ẩm trong các phòng làm việc, phòng ngủ - là nơi sử dụng nhiều nhất để tạo môi trường giữ ẩm cho da.
  • Giảm căng thẳng: Khi căng thẳng bệnh vẩy nến dễ tái phát. Nên có kế hoạch và sắp xếp thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Những lúc mệt mỏi có thể nghe nhạc, ngồi thiền, tập các bài thở điều hòa cơ thể.
  • Không sử dụng sản phẩm vệ sinh da có tính tẩy rửa mạnh. Nên dùng sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội… với tính chất nhẹ nhàng, không hương liệu... Sau đó dùng kem dưỡng da cho da mặt và da toàn thân. Nên chọn các loại kem dạng mỡ thay vì kem lỏng, các sản phẩm dành cho da bị bệnh.
Hướng dẫn cách phân biệt viêm da cơ địa và bệnh vảy nến, chuyên gia cảnh báo nguy hại khó lường đến cơ thể - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

Khi bệnh đang tiến triển, cần đi khám tại chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị. Do đây là bệnh mạn tính, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, do đó vấn đề cần thiết là kiên trì tuân thủ điều trị, tái khám định kỳ để được đánh giá toàn diện. Dù ban đầu là bệnh lành tính, nhưng nếu không kiểm soát được, bệnh có thể tiến triển và dẫn đến biến chứng như viêm khớp vảy nến, rất khó điều trị và gây tổn thương cho khớp.

Bé 8 tuổi phẫu thuật điều trị ung thư thận, 10 ngày mổ 2 lần, bố mẹ xót xa mong điều kì diệu sẽ tới

Bé Trà My chỉ mới 8 tuổi nhưng đã phải chịu sự dày vò của căn bệnh ung thư quái ác.

TIN MỚI NHẤT