Nước dừa là loại nước uống được ưa chuộng vì vị ngọt nhẹ nhàng cùng mùi thơm đặc trưng của dừa. Ngoài ra, nó còn được yêu thích bởi các lợi ích sức khỏe mang lại. Nhưng khi uống phải hết sức lưu ý.
- Uống nước dừa tươi vào buổi sáng, cơ thể nhận về 4 công dụng tuyệt vời
- Tại sao nước dừa được mệnh danh là "thức uống của sự sống"?
Nước dừa là nguồn nước tinh khiết nhất, là chất lỏng trong suốt hoặc hơi đục, nằm trong phần ruột rỗng của dừa. Loại nước này được con người khai thác để sử dụng như một thứ nước giải khát từ thiên nhiên. Nước dừa có vị thơm bùi đặc trưng, vị ngọt thanh mát. Cần phân biệt nước dừa và nước cốt dừa vì nước cốt dừa là phần nước và dầu béo được tinh chế từ phần cơm dừa.

Người ta ưa chuộng nước dừa không chỉ vì hương vị thơm ngon của nó mà còn nhờ giá trị dinh dưỡng do nó đem lại. Đặc biệt ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nắng nóng, bên cạnh nước dừa tinh khiết được lấy ra từ những trái dừa tươi xanh, người dân còn uống nước dừa được sản xuất theo dạng lon hoặc đóng chai. Ngoài công dụng giải khát, loại nước này còn được dùng thay thế cho chất bù điện giải, dùng làm thuốc và sử dụng trong làm đẹp, nấu ăn.
Công dụng của nước dừa
Tốt cho hệ tiêu hóa: Tốt cho hệ tiêu hóaAxit lauric trong nước dừa khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành monolaurin có tác dụng kháng kháng khuẩn, kháng virus, chống giun, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, nước dừa còn đóng vai trò như một loại thuốc tự nhiên đối với sức khỏe đường ruột, đặc biệt khi bạn gặp các vấn đề như táo bón, tiêu chảy,...
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Uống nước dừa hàng ngày có tác dụng gì với hệ tim mạch? Theo các chuyên gia, người bị huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Trong khi đó, nước dừa lại có chứa nhiều kali và axit lauric có khả năng điều hòa huyết áp hiệu quả. Nước dừa còn có thể làm tăng cholesterol HDL, giúp ngăn cản sự hình thành huyết khối, phòng ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ.

Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nước dừa có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu, qua đó cải thiện hiệu quả triệu chứng trên bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, nước dừa còn chứa nhiều magie giúp tăng độ nhạy insulin, vì thế nhiều chuyên gia cho rằng nước dừa có thể được bổ sung vào thực đơn ăn uống của người tiền đái tháo đường và tiểu đường type 2.
Hỗ trợ phòng ngừa hình thành sỏi thận: Uống nước dừa hàng ngày có tác dụng gì với hệ tiết niệu? Không chỉ tốt cho tiêu hóa, tim mạch, nước dừa còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm ở hệ tiết niệu như sỏi thận. Uống nước dừa thường xuyên sẽ hỗ trợ ngăn ngừa hình thành sỏi thận hoặc sỏi trong hệ tiết niệu hiệu quả nhờ chu trình phân giải oxalat nồng độ cao trong nước tiểu.
Những điều cần lưu ý khi uống nước dừa
Ngay sau khi đi nắng về: Ngay khi vừa đi ngoài trời nắng nóng về, bạn không nên uống nước dừa vì dễ gây trúng gió. Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.

Ngay sau khi luyện tập thể thao: Sau khi bạn vừa luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc, cơ thể vẫn còn đang mệt mỏi, bạn không nên uống nước dừa ngay lập tức. Nếu uống nước dừa vào lúc này sẽ khiến chân tay buồn rũ, giảm sự dẻo dai, nhanh nhạy.
Buổi tối: Uống nước dừa buổi tối dễ khiến bạn bị khó tiêu, đầy bụng. Nếu muốn uống nước dừa buổi tối, tốt nhất nên uống ít, uống từng ngụm nhỏ từ từ.
Người thể trạng yếu hoặc đang bị tiêu chảy: Nếu bạn đang bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, thể trạng yếu cũng không nên uống nước dừa. Nước dừa có tính mát sẽ khiến tình trạng của bạn tồi tệ hơn.
Bà bầu 3 tháng đầu: Nước dừa vốn là thức uống tốt cho bà bầu vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên bà bầu trong 3 tháng đầu không nên uống nước dừa bởi dễ khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.