Những thực phẩm này là đại kỵ với người bệnh gout, cần biết để tránh rước họa vào thân

Dinh dưỡng 21/06/2023 17:14

Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây cảm giác đau đớn khi nồng độ axit uric trong máu cao, có thể được kiểm soát bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Bệnh gout là một căn bệnh khá phổ biến, có liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống. Tuy nhiên, khi bị bệnh này, những người này phải đối mặt với một thực tế đắng lòng: phải kiêng ăn những thực phẩm mình yêu thích. Liệu có cách nào để giảm đau và phòng ngừa tình trạng sức khỏe này mà vẫn được thỏa mãn khẩu vị? Hãy khám phá những thông tin hữu ích về bệnh gout và những bí quyết ăn uống hợp lý để giảm đau và giữ sức khỏe, đồng thời không phải từ bỏ món ăn mình yêu thích.

Những thực phẩm này là đại kỵ với người bệnh gout, cần biết để tránh rước họa vào thân - Ảnh 1

Thịt đỏ

Thịt đỏ (bò, heo, dê…) chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12, chính hàm lượng protein rất cao, sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Chưa kể các món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym, khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric. 

Dù vậy, cũng không nên kiêng khem tuyệt đối thịt đỏ, bởi cơ thể cũng cần nguồn năng lượng rất nhiều từ thịt. Bạn nên duy trì sử dụng thịt đỏ ở một lượng vừa phải, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần, không quá 100gr/ngày. Bạn nên chế biến thịt đỏ chín kỹ, chế biến ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào, hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.

Những thực phẩm này là đại kỵ với người bệnh gout, cần biết để tránh rước họa vào thân - Ảnh 2

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử, óc…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol, các chất khoáng: sắt, kẽm, selen. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều purin, chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng: sưng, đau nhiều hơn.

Rượu

Bia và rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút và các cơn tái phát. Uống một ít rượu vang sẽ không làm tăng nguy cơ bị bệnh gút. Tuy nhiên, bạn cần tránh uống rượu, bia trong các cơn gút tái phát và hạn chế uống chúng.

Thức ăn và đồ uống có đường

Người bệnh gút nên hạn chế hoặc tránh thực phẩm có đường như ngũ cốc có đường, bánh mì và kẹo. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ nước trái cây ngọt tự nhiên.

Những thực phẩm này là đại kỵ với người bệnh gout, cần biết để tránh rước họa vào thân - Ảnh 3

Các loại rau có hàm lượng purin cao

Người bệnh nên cung cấp nhiều vitamin, rau xanh cho cơ thể nhưng lưu ý, tránh dùng nhiều những loại rau củ quả và các loại đậu có hàm lượng purin cao như

  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan, đậu trắng, đậu xanh, cải xoăn, su hào….
  • Rau củ: một số loại rau không tốt cho người bệnh gút như rau bina, cải bắp, măng tây và nấm vì chứa hàm lượng purin cao.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose, các loại trái cây giàu fructose như táo, đào, lê, nho …
  • Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
  • Tránh uống nước ngọt có gas và tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric.

Tóc hư tổn hãy tìm ngay 5 loại rau củ này là cứu tinh cho tóc thưa thớt rụng nhiều để mái tóc chắc khoẻ và óng mượt

Tóc hư tổn và gãy rụng nhiều là nỗi lo âu của tất cả phái đẹp, bên cạnh sử dụng những chất kích thích mọc tóc thì đôi khi, bạn còn cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý thì mới có thể hạn chế tình trạng này.

TIN MỚI NHẤT