Măng cụt làm được nhiều món, tuy nhiên một bộ phận không nên đụng vào kẻo gây hại

Dinh dưỡng 20/06/2023 21:42

Măng cụt có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, làm được nhiều món ngon, tuy nhiên có một bộ phận không nên tùy tiện ăn vì sẽ gây bệnh.

Măng cụt, tên khoa học là Garcinia mangostana hay còn gọi là trúc tử, là một loài cây thuộc họ Bứa. Thuộc loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á. Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm thu hút. Gần đây măng cụt trở nên ''hot'' vì làm được nhiều món ngon như gỏi măng cụt tôm thịt, gỏi măng cụt gà, hay thậm chí là trà măng cụt...  

Măng cụt làm được nhiều món, tuy nhiên một bộ phận không nên đụng vào kẻo gây hại - Ảnh 1
Măng cụt, tên khoa học là Garcinia mangostana hay còn gọi là trúc tử, là một loài cây thuộc họ Bứa - Ảnh minh họa: Internet

Măng cụt là một nguồn tuyệt vời của chất xơ, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và duy trì sự khỏe mạnh cho hệ tiêu hóa. Chất xơ cũng giúp giảm cảm giác đói và kiểm soát cân nặng. Quả măng cụt cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do và nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh lão hóa. Tuy nhiên, có một bộ phận trên măng cụt không được đụng vào kẻo gây hại sức khỏe. 

Không nên tùy tiện sử dụng hạt măng cụt

Măng cụt dù là thứ quả ngon lành, bổ dưỡng nhưng hạt măng cụt là phần nên thận trọng khi sử dụng. Trong năm nay, măng cụt xanh được nhiều người yêu thích và sử dụng để làm gỏi.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Hạt măng cụt dù ở quả xanh hay quả chín đều không nên tùy tiện sử dụng. Vị lương y cho biết, hạt măng cụt dù được Đông y sử dụng trong một số bài thuốc, điển hình như bài thuốc hỗ trợ trị tiểu đường... nhưng cần bào chế trước khi dùng. Người bào chế hạt măng cụt phải là chuyên gia hiểu biết về y học cổ truyền, quá trình bào chế sẽ giúp các thành phần độc tố hóa khí bay hơi. Đồng thời đạt hiệu quả cao nhất trong hiệu quả chữa bệnh.

Măng cụt làm được nhiều món, tuy nhiên một bộ phận không nên đụng vào kẻo gây hại - Ảnh 2
Không nên tùy tiện sử dụng hạt măng cụt - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, loại hạt này thường trơn và lép, có thể gây nghẹn, hóc cho trẻ nhỏ. Nuốt hạt măng cụt cũng nguy hiểm như hạt nhãn, hạt vải... nếu đường ruột không thải được dị vật khiến cho nó nằm lâu bên trong có thể gây ra tắc ruột. 

Những công dụng tuyệt vời cho măng cụt ít ai biết 

Tăng cường sinh lực cho cơ thể

Trong quả măng cụt chứa axit trytophan – chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo sự phấn chấn cho tinh thần.

Chống lão hóa

Xanthones và catechin cùng 3 loại vitamin có trong măng cụt đều là những thành phần cực tốt cho làn da và chống lão hóa vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa đa dạng trong măng cụt cũng có khả năng hạn chế các tế bào bị gây hại, đồng thời phục hồi lại các tế bào da bị tổn thương nên giảm thiểu tình trạng lão hóa da và mang lại cho bạn làn da trẻ trung đầy sức sống. 

Măng cụt làm được nhiều món, tuy nhiên một bộ phận không nên đụng vào kẻo gây hại - Ảnh 3
Món gỏi về măng cụt hiện đang được nhiều người ưa thích - Ảnh minh họa: Internet

Phòng ngừa ung thư

Vỏ quả măng cụt chứa hàm lượng các xanthones cao (chất thuộc nhóm chống oxy hóa, có nguồn gốc từ thực vật) nên có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư.

Giảm mùi hôi của hơi thở

Bên cạnh việc hỗ trợ phòng ngừa ung thư, kháng thể xanthones trong vỏ quả măng cụt còn có khả năng diệt khuẩn. Vì vậy, khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt bạn sẽ giảm được mùi hôi trong miệng.

Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Nhờ đặc tính chứa nhiều xanthones, măng cụt giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp rất tốt. Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Kháng thể xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân. 

Măng cụt làm được nhiều món, tuy nhiên một bộ phận không nên đụng vào kẻo gây hại - Ảnh 4
Trà măng cụt hoa đậu biếc giúp cơ thể đào thải độc tố, giảm cân nhanh chóng - Ảnh minh họa: Internet

Giảm cholesterol

Các công trình nghiên cứu cho thấy kháng thể xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám nguy hiểm. Tuy nhiên, ăn vỏ ngoài măng cụt hơi đắng. Do đó, trong Đông y thường kết hợp nó với một số vị khác để làm thuốc.

Trị viêm da

Chiết xuất từ vỏ qua măng cụt có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh ngoài da như chàm, viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến và ngứa mà ít gây ra phản ứng phụ. 

Trị tiêu chảy

Dùng vỏ măng cụt khô 20g, vỏ thân cây ổi 12g. Đem tất cả nguyên liệu nấu với 300ml nước để lấy nước uống. Bạn có thể chia uống 2 lần trong ngày. 

 

Nên nhớ 5 điều tối kỵ khi dùng bia vào mùa hè để tránh rước bệnh vào thân ân hận không kịp.

Mùa hè, các cánh màu râu thường xuyên dùng bia để giải nhiệt, tuy nhiên cần lưu ý 5 điều tối kỵ để tránh rước bệnh vào thân ân hận không kịp.

TIN MỚI NHẤT