Khi còn cha mẹ, xin đừng vô tâm…

Xã hội 19/07/2025 07:50

Chúng ta thường mải mê với những mục tiêu lớn lao mà quên mất cha mẹ đang lặng lẽ già đi trong căn nhà cũ kỹ. Một cuộc gọi bị cắt vội, một câu nói lạnh nhạt, hay chỉ là cái chau mày khi mẹ gắp cho ta miếng ăn… đều có thể là điều khiến họ tổn thương suốt nhiều ngày.

“Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ chẳng còn”. Câu nói xưa ấy luôn khiến người ta bùi ngùi mỗi khi nhắc lại nhưng phải đến khi trưởng thành, sống giữa bộn bề áp lực, lo toan, nhiều người mới hiểu thấm thía nỗi tiếc nuối muộn màng trong câu chữ.

Bởi vì khi bắt đầu muốn làm điều gì đó cho cha mẹ, họ có thể đã không còn đủ thời gian, đủ sức khỏe, thậm chí không còn ở bên cạnh nữa.

Khi còn cha mẹ, xin đừng vô tâm… - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Trước khi điều ấy trở thành hiện thực, có ba điều mà bất kỳ người con nào cũng cần ghi nhớ:

Những câu nói vô tình nhưng đau như dao cắt

Trong cuộc sống thường nhật, nhiều người trong chúng ta có lẽ đã từng cáu kỉnh khi cha mẹ lặp đi lặp lại một điều gì đó, hoặc buông ra những câu như:

“Biết rồi, lắm chuyện quá!”.

“Con biết mình muốn ăn gì, đừng gắp nữa!”.

“Đã nói đừng làm, mà làm cũng chẳng xong!

Với cha mẹ, những câu nói này như những nhát cắt lạnh lùng vào lòng tự trọng khiến họ cảm thấy mình trở nên thừa thãi, vô dụng trong chính căn nhà mình từng gây dựng.

Một cuộc gọi từ mẹ có thể chỉ để nói vài ba câu chuyện không đầu không cuối, một món ăn cha nấu vụng về có thể chẳng hợp khẩu vị nhưng đó đều là cách họ thể hiện tình yêu vụng về, chậm rãi và âm thầm.

Đừng dập tắt những kết nối quý giá ấy chỉ vì vội vàng, mệt mỏi hay bực dọc nhất thời. Bởi đến một ngày, khi bạn muốn nghe tiếng mẹ, khi bạn muốn có ai đó gắp cho mình miếng ăn ấm nóng, rất có thể đã chẳng còn ai nữa cả.

Khi cha mẹ không thể đáp ứng kỳ vọng, hãy chọn lòng biết ơn

Thời nay, không ít người trẻ oán trách cha mẹ vì không đủ tiền mua nhà, không lo nổi sính lễ, không để lại cho mình “nền tảng” như con cái nhà người ta.

Cũng có người dù đã được cha mẹ chu cấp đủ đầy vẫn không ngừng so sánh: “Nhà người ta mua xe hơi, còn mình thì…”

Ít ai nhớ rằng, chỉ riêng việc nuôi con khôn lớn, để con được đi học, có sức khỏe, có nhân cách đã là một nỗ lực phi thường mà không có lời đáp trả nào đủ đầy.

Luật pháp chỉ yêu cầu cha mẹ nuôi con đến 18 tuổi, nhưng cha mẹ lại thương con đến hết đời.

Nếu bạn có thể ngồi đó mà trách móc, so bì, có bao giờ bạn nhìn lại phía sau nơi có những người đã hy sinh thanh xuân, sức khỏe, thậm chí cả ước mơ cá nhân chỉ để bạn có một cuộc sống tử tế?

Hãy bớt kỳ vọng và nhiều thấu cảm hơn. Cha mẹ không nợ chúng ta điều gì cả. Làm con, đừng chỉ biết đòi hỏi, hãy học cách biết ơn.

Đừng xấu hổ vì cha mẹ không biết dùng điện thoại

Một điều khiến người ta đau lòng nhất trong xã hội hiện đại, đó là khi con cái coi cha mẹ mình như một sự “lỗi thời đáng xấu hổ”.

Nhiều người trẻ ngày nay tỏ ra khó chịu vì cha mẹ không biết dùng smartphone, không biết cách đi tàu điện ngầm, thậm chí không phân biệt được hướng Đông – Tây. Có người còn cảm thấy “mất mặt” vì cha mẹ quê mùa, vụng về.

Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao họ không biết?

Chẳng phải vì họ đã dành cả đời để chăm sóc, lo toan cho bạn, đến mức không còn thời gian học hỏi chính bản thân mình?

Trong khi bạn được học cái mới mỗi ngày, họ đang dần tụt lại phía sau không phải vì họ kém cỏi, mà vì họ đang già đi.

Già đi không có nghĩa là kém giá trị. Điều cha mẹ cần không phải là ánh mắt chê trách mà là sự kiên nhẫn của con cái để chỉ họ cách gửi một tin nhắn, cách mở YouTube, hay đơn giản chỉ là một nụ cười cảm thông.

Đừng quát mắng, đừng cáu gắt. Với người già, một lần bạn nổi giận có thể khiến họ buồn cả tuần, thậm chí mang theo cảm giác tội lỗi trong im lặng.

Khi còn cha mẹ xin đừng vô tâm

Người xưa dạy rằng: “Nhìn cha mẹ hôm nay, chính là nhìn thấy mình trong tương lai”.

Cách bạn đối xử với cha mẹ bây giờ, sau này con bạn sẽ dùng cách đó để đối xử với bạn.

Thời gian không chờ đợi ai. Sức khỏe của cha mẹ cũng vậy.

Hãy sống chậm lại, nói lời yêu thương nhiều hơn, biết cảm ơn nhiều hơn và nhẫn nại hơn với những người đã dành cả cuộc đời cho bạn. Bởi vì khi bạn bắt đầu muốn làm điều gì đó cho cha mẹ, rất có thể… đã quá muộn rồi.

Làm giả kết quả xét nghiệm ADN để trốn chu cấp tiền nuôi con

Người đàn ông làm bạn gái có bầu nhưng không muốn chu cấp tiền nuôi con đã thông đồng nhân viên phòng xét nghiệm làm giả kết quả ADN.

TIN MỚI NHẤT