Biến thể Delta chiếm lĩnh 'cuộc chơi', thay đổi cục diện của đại dịch, chuyên gia nhấn mạnh 4 điều kiện cần và đủ để sống chung an toàn với SARS-CoV-2

Xã hội 01/10/2021 09:29

Sau gần 2 năm xuất hiện với những diễn biến phức tạp khó lường trên phạm vi toàn cầu, đại dịch COVID-19 đến nay vẫn tiếp diễn với sự xuất hiện liên tục của các biến thể SARS-CoV-2 mới.

Sau gần 2 năm xuất hiện với những diễn biến phức tạp khó lường trên phạm vi toàn cầu, đại dịch COVID-19 đến nay vẫn tiếp diễn với sự xuất hiện liên tục của các biến thể SARS-CoV-2 mới.

Tại Việt Nam, từ khi xảy ra đợt dịch thứ 4, nhiều chuyên gia nhận định, dịch sẽ không biến mất. Song song với công cuộc chống dịch, chính phủ đã triển khai những chiến dịch phủ vaccine thần tốc tại TP.HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác.

Với tỷ lệ tiêm vaccine mũi 1 cao ở 2 thành phố lớn như Hà Nội (100%) và TP HCM (98,2%), chúng ta đang đứng ở ngưỡng nới lỏng các biện pháp giãn cách, tiến dần tới tình trạng “bình thường mới” và sống chung an toàn với COVID-19. Để làm được điều đó, chuyên gia đã chỉ ra những điều kiện cần và đủ để có thể thực hiện thành công việc này.

SARS-CoV-2 1
Ảnh minh họa: Internet

Chia sẻ với Doanh nghiệp và Tiếp thị, TS.BS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển Cộng đồng (RTCCD), Liên hiệp các hôi khoa học và Kỹ thuật Việt nam; Thành viên nhóm tư vấn độc lập phát triển chiến lược tổng thể phòng chống hiệu quả dịch COVID-19 cho biết hiện nay chúng ta đang bị nhầm lẫn khái niệm sống chung với dịch COVID-19. Thực chất là chúng ta đang sống chung với virus SARS-CoV-2. Hai khái niệm này chúng ta cần phân biệt, vì có phân biệt được thì chúng ta mới hiểu được thực tế.

"Việc sống chung với virus SARS-CoV-2 là điều hiển nhiên bởi virus luôn chuyển từ người sang người, virus luôn sống trên một cá thể sống. 100% người đều có nguy cơ nhiễm virus này, chỉ có điều là trước hay sau mà thôi. Và dịch được chuyển trạng thái thông thường khi có vaccine", TS Tuấn nói.

TS Trần Tuấn phân tích có khoảng 80% người mắc COVID-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Điều này có nghĩa virus không gây được dấu hiệu lâm sàng. Tiếp sau đó là khoảng 15% người mắc sẽ tự khỏi và chỉ 5% các trường hợp nhiễm bệnh là cần can thiệp y tế có chuyên môn. 

Thời gian tới khi sống chung an toàn với virus, chúng ta vẫn phải chấp nhận tỉ lệ tử vong nhất định vì virus khi vào phổi sẽ tàn phá và để lại hệ lụy nghiêm trọng. Thêm nữa sẽ có tỉ lệ nhất định trong cộng đồng nhiều người có bệnh nền, đây là một trong những điều kiện thuận lợi khiến virus hoành hành. “Còn lại trên 99% sẽ không ảnh hưởng”, BS nói.

SARS-CoV-2 2
Ảnh minh họa: Internet

Theo BS Tuấn, có 4 điều kiện để chúng ta sống chung an toàn với virus SARS-CoV-2.

Điều kiện thứ nhất hệ thống y tế, làm sao phát hiện sớm, làm sao giúp người bệnh điều trị không hoảng loạn, phát hiện những biến chứng sớm để đưa lên các tuyến trên đầy đủ cơ sở vật chất có thể giúp bệnh nhân tránh được cơn bão Cytokine.

Điều kiện thứ 2 là phụ thuộc vào dân, vào sự hiểu biết của dân, làm sao để dân hiểu rõ, hiểu đúng về loại virus này.

Điều kiện thứ 3, muốn sống an toàn chúng ta phải có hệ thống giám sát dịch, theo dõi sự biến chuyển của virus. 

Điều kiện thứ 4, tất cả hệ thống chăm sóc đến đâu, hiệu quả đến đâu đều phụ thuộc vào năng lực nghiên cứu khoa học. Đây cũng là điều kiện quan trọng nhất, theo BS Tuấn.

Tham gia chống dịch ở TP.HCM hơn 2 tháng, 14 cán bộ y tế Phú Thọ dương tính với COVID-19

UBND tỉnh Phú Thọ thông tin về 14 trường hợp dương tính COVID-19 mới phát hiện, đều là các cán bộ y tế.

TIN MỚI NHẤT