Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm tại vùng bị lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất

Tin y tế 12/08/2023 06:20

Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương giám sát, phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp.

Dẫn tin từ báo Lao Động, trước diễn biến bất thường của thời tiết, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ngày 11.8 đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm tại vùng bị lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất - Ảnh 1
Mưa lũ xảy ra ở nhiều địa phương - Ảnh minh họa: Báo Yên Bái

Phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm. Theo Cục Y tế dự phòng, trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đã có tác động tiêu cực đến nước ta với sự diễn biến bất thường của thời tiết và xảy ra nhiều tình huống thiên tai bất thường khó dự đoán, nhất là xảy ra mưa lớn bất ngờ và kéo dài ở một số địa phương, có thể gây lũ quét, ngập lụt, xảy ra sụt lún, sạt lở đất làm ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, tài sản, đời sống sinh hoạt của nhân dân;

Theo dự báo trong thời gian tới, nhiều khả năng còn có các cơn bão với mưa to và mưa rất to gây ra lũ và ngập lụt tại nhiều nơi. Đây là điều kiện thuận lợi có thể làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại các vùng bị mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm tại vùng bị lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất - Ảnh 2
Nguy cơ bùng phát bệnh truyền nhiễm tại vùng bị lũ quét, ngập lụt - Ảnh minh họa: Báo Lao Động

Để chủ động phòng chống dịch bệnh và các hậu quả về sức khỏe cho nhân dân, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nội dung công tác cụ thể như sau:

Chủ động rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng do thiên tai, nhất là vùng có thể bị ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; sẵn sàng và chủ động triển khai các phương án phòng chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra; củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Đồng thời tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất như: Tiêu chảy đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, nhất là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn....

Bên cạnh đó, dẫn tin từ Sức khoẻ Đời sống, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng đề nghị bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị phòng chống dịch bệnh.

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng của mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.

Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và công tác đảm bảo y tế trên địa bàn.

Giết mổ và ăn thịt lợn ốm, người đàn ông nhập viện khẩn cấp với cơ thể hoại tử tím đen, suy đa tạng

Người nhà bệnh nhân cho biết, sau khi làm và ăn thịt lợn ốm, khoảng 1 tuần thì bệnh nhân sốt cao, rét run, mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, điều trị tại nhà.

TIN MỚI NHẤT