Cách sơ cứu bong gân đúng cách để tránh ảnh hưởng đến xương khớp sau này

Sống khỏe 15/03/2018 17:29

Biết cách sơ cứu bong gân đúng cách sẽ giúp nạn nhân thoát khỏi cơn đau nhanh chóng và tránh ảnh hưởng xấu đến chức năng xương khớp.

Hàng ngày, bạn chơi thể thao, bị tai nạn giao thông, một vài tai nạn thường gặp trong cuộc sống như té ngã hoặc xô đẩy nhau dẫn đến bong gân.

Dù không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nếu không biết cách xử lý có thể khiến nạn nhân chịu nhiều đau đớn và ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng xương khớp sau này.

Bong gân và cách sơ cứu đúng cách ai cũng phải biết

Bong gân là gì?

Bong gân là một dạng tổn thương dây chằng do sự kéo giãn quá mức gây ra. Dây chằng là những dải băng dai, đàn hồi bám vào xương và giữ cho các khớp ở đúng vị trí. Người bị bong gân sẽ có những dấu hiệu như: đau, khó cử động, sưng, phù nề, bầm tím thậm chí là biến dạng.

Cách sơ cứu bong gân đúng cách để tránh ảnh hưởng đến xương khớp sau này - Ảnh 1
Để biết bong gân ở mức độ nào cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa - Ảnh minh họa: Internet

Trong sinh hoạt hay chơi thể thao hàng ngày, các vị trí dây chằng dễ bị tổn thương nhất nằm ở khớp cổ tay, vai, mắt cá chân hay đầu gối. Bong gân còn được chia thành 3 mức độ tùy thuộc vào sự tổn thương của dây chằng như sau:

Mức độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn nhẹ, không quá nghiêm trọng có thể hồi phục sau 1 tuần.

Mức độ 2: Dây chằng bị rách một phần, cần 2 - 3 tháng để hồi phục.

Mức độ 3: Dây chằng đứt hoàn toàn, đây là trường hợp nặng nhất cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị.

Cách sơ cứu bong gân đúng cách

Để có thể chẩn đoán chính xác mức độ bong gân, dù nặng hay nhẹ, bạn cũng cần đến sự kiểm tra của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, trước khi có sự can thiệp của bác sĩ, bạn nên thực hiện sơ cứu ngay để giảm đau cũng như rút ngắn thời gian hồi phục.

- Ngừng mọi hoạt động ở vùng khớp bị tổn thương. Có thể bảo vệ chi bị bong gân bằng cách sử dụng nẹp y tế nếu khớp bị lỏng lẻo, đau nhiều.

- Chườm nước đá hoặc nước lạnh lên vùng bị bong gân trong 10 -15 phút để giúp bớt đau và giảm sưng. Tuy nhiên, bạn không nên chườm lạnh lâu hơn thời gian trên vì có thể gây tổn thương mô.

- Sau khi đã làm lạnh, bạn có thể dùng các loại băng co giãn bản rộng quấn vòng quanh vùng tổn thương. Bạn không nên quấn quá chặt vì sẽ làm cản trở lưu thông máu ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau này.

- Cuối cùng nhanh chóng đưa nạn nhân để bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách.

Với những cách sơ cứu bong gân đúng cách ở trên, bạn có thể bớt đau đớn, hạn chế các tổn thương sau này và rút ngắn thời gian hồi phục.

Giảm đau, tiêu sưng hiệu quả với những mẹo chữa bong gân cổ chân đơn giản

Không cần tốn nhiều chi phí mà đảm bảo hiệu quả cao khi áp dụng những mẹo chữa bong gân chân dưới đây. Chỉ sau một vài lần thực hiện là có kết quả.

TIN MỚI NHẤT