Triệu chứng bệnh thận ở nam giới và cách điều trị

Sức khỏe 06/02/2020 09:06

Bệnh thận gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe và đời sống, nhất là nam giới.. Do đó, bạn cần nắm bắt được các triệu chứng bệnh thận ở nam giới và điều trị cũng như phòng tránh.

Thận có chức năng chính là bài tiết và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Hiện nay, môi trường đang ô nhiễm nghiêm trọng, thực phẩm không sạch khiến thận luôn phải hoạt động tối đa công suất. Một số người vì thế mà bị thận yếu hoặc bệnh thận. Việc nhận biết sớm các triệu chứng bệnh thận ở nam giới sẽ giúp bạn chủ động điều trị hiệu quả hơn.

Trieu chung benh than ơ nam gioi 1
Triệu chứng bệnh thận ở nam giới và cách điều trị - Ảnh minh họa: Internet

Vai trò của thận với cơ thể

Trước khi tìm hiểu về triệu chứng bệnh thận ở nam giới, bạn cần biết chức năng của thận là gì? Thận là cơ quan chính trong đường tiết niệu, nằm giữa lưng và dưới lồng xương sườn. Mỗi người có 2 quả thận, mỗi quả gồm 1 triệu cấu trúc tế bào có chức năng lọc máu. Chức năng chính của thận là loại bỏ cặn bã dư thừa và đào thải qua nước tiểu.

Bên cạnh đó, thận có giúp điều hòa thể tích màu, kiểm soát khối lượng dịch ngoài vào trong cơ thể bằng cách sản xuất nhiều hoặc ít nước tiểu. Ngoài ra, nó còn tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Bệnh suy thận có nguy hiểm không?

Theo các nghiên cứu, suy thận là bệnh lý phát triển âm thầm và có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thực tế cho thấy suy thận có thể gây nên biến chứng từ mức độ nhẹ đến nặng như yếu sinh lý, rối loạn nhu cầu tình dục, tăng huyết áp, đái tháo đường, thiếu máu, sỏi thận,...

Trieu chung benh than ơ nam gioi 2
Suy thận có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, suy thận giai đoạn đầu hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện kịp thời và áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Những dấu hiệu của bệnh thận

Để có những biện pháp điều trị phù hợp và ngăn chặn quá trình suy giảm chức năng thận, người bệnh cần nắm rõ những dấu hiệu sau:

  • Mệt mỏi: Cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải do suy giảm hormone erythropoietin.
  • Thay đổi khi đi tiểu: Tiểu nhiều, tiểu đêm, đi tiểu ra máu,... là những triệu chứng mà bạn cần chú ý.
  • Sưng, phù: Khi bị suy thận, bệnh nhân bị sưng chân tay, mặt,... do độc tố tích tụ trong máu.
Trieu chung benh than ơ nam gioi 3
Sưng phù tay chân là biểu hiện của bệnh thận - Ảnh minh họa: Internet
  • Hơi thở có mùi: Bệnh suy thận khiến chất ure thải ra tích tụ trong máu khiến hơi thở có mùi khó chịu.
  • Yếu sinh lý, rối loạn chức năng tình dục: Suy thận khiến chức năng thận bị giảm, không đáp ứng được nhiệm vụ cấu tạo vốn dẫn đến rối loạn chức năng tình dục, đặc biệt là đối với nam giới. Biểu hiện rõ rệt là sinh lý yếu, không còn ham muốn tình dục, xuất tinh sớm,...
  • Đau lưng cạnh sườn: Chức năng thận suy giảm khiến đau nhức cột sống, ê buốt, không còn chắc chắn và dẻo dai như trước.

Nguyên nhân dẫn đến suy thận

Suy thận xuất phát từ những yếu tố dưới đây:

  • Thường xuyên nhịn tiểu: Nhịn tiểu gia tăng áp lực lên bàng quang, khiến chức năng tiểu tiện suy giảm, từ đó dẫn đến tình trạng trào ngược bàng quang.
  • Lười uống nước: Người bình thường cần uống từ 2 - 2.5 lít nước/ngày. Nếu không uống đủ nước, độc tố trong nước tiểu tăng cao, cặn bã tích tụ trong cơ thể, khả năng lọc máu bị ảnh hưởng khiến nguy cơ suy thận tăng theo.
Trieu chung benh than ơ nam gioi 4
Lười uống nước có thể dẫn đến suy thận - Ảnh minh họa: Internet
  • Ăn mặn: Đây là thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiết niệu. Ăn quá mặn khiến nước tích tụ trong cơ thể và khó bài tiết ra ngoài, tăng áp lực và gánh nặng lên thận, lâu dần dẫn đến suy thận.
  • Biến chứng các bệnh về thận: Nhiễm trùng thận, thận hư, sỏi thận, viêm cầu thận,... là những bệnh lý phổ biến liên quan đến thận gây tổn thương thận trong, kéo dài dẫn đến suy thận. Nếu không được điều trị sớm, có thể gây ra những biến chứng khác nguy hiểm hơn.
  • Lạm dụng tình dục: Những người bị suy thận nếu thường xuyên quan hệ tình dục cường độ dày khiến thận bị suy nhược, không kịp thực hiện chức năng đào thải độc tố, cân bằng chất điện sinh nuôi dưỡng cơ thể.

Các cách điều trị suy thận phổ biến

Bạn có thể điều trị thận bằng thuốc Tây và thuốc Nam như sau:

Điều trị bằng Thuốc Tây

Căn cứ vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chữa suy nhược thận để giảm triệu chứng bệnh:Việc điều trị bằng thuốc Tây cần căn cứ vào mức độ của bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc chữa suy thận nhằm làm giảm triệu chứng của bệnh như:

  • Thuốc chống tăng huyết áp: Bao gồm thuốc thuốc tăng cường chức năng thận, thuốc ức chế men hoặc ức chế thụ thể giúp hạ huyết áp.
  • Thuốc kiểm soát Cholesterol: Nhóm thuốc này giúp làm giảm các cholesterol xấu làm tắc nghẽn mạch máu.
  • Thuốc chống thiếu máu: Thuốc này giúp duy trì việc sản sinh ra hồng cầu và bổ sung sắt cho cơ thể.
Trieu chung benh than ơ nam gioi 5
Thuốc Tây y chống suy thận ở nam giới - Ảnh minh họa: Internet

Chữa suy thận bằng các bài Thuốc Nam

Các cây thuốc nam lành tính, an toàn và hiệu quả có thể được áp dụng tại nhà như:

  • Đỗ đen: Rang cháy vừa, hãm hàng ngày để uống, liên tục trong 1 tháng để thấy hiệu quả.
  • Cỏ mực: Giã nát rồi vắt lấy nước uống 1 lần/ ngày giúp tình trạng bệnh giảm đi đáng kể.
Trieu chung benh than ơ nam gioi 6
Nước đỗ đen giúp điều trị suy thận an toàn và hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh các biện pháp trên, một chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân bị suy thận. Hy vọng bài viết trên về triệu chứng bệnh thận ở nam giới và cách điều trị đã giúp bạn có thêm những kiến thức về căn bệnh phổ biến khá nguy hiểm đến sức khỏe này.

Nếu không có triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp cấp, có nhất thiết phải đeo khẩu trang nơi công cộng?

Trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh được cho là các lời khuyên của tổ chức y tế thế giới cho rằng nếu không có triệu chứng bệnh đường hô hấp, không nhất thiết phải đeo khẩu trang nơi công cộng. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang không giúp phòng chống bệnh 100% nhưng là phương pháp cơ bản hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

TIN MỚI NHẤT