Trẻ mắc tay chân miệng không ngứa và đau, mụn nước lại nhỏ so với thủy đậu: Dưới đây là cách phân biệt

Sức khỏe 06/07/2023 15:49

Thời gian gần đây, nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng với dấu hiệu nặng và nguy cơ tử vong khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Dưới đây là cách phân biệt dấu hiệu bệnh này và thủy đậu.

Tình hình dịch bệnh hiện tại

Theo thông tin từ Báo Pháp Luật trong tháng 6, Thành phố ghi nhận 2.690 ca bệnh tay chân miệng, gồm 569 ca nội trú và 2.121 ca ngoại trú. Trong số 569 ca nhập viện điều trị trong tháng 6, có 118 ca nặng ( tỷ lệ bệnh nhân từ các tỉnh chuyển đến chiếm gần 76%) và tất cả đều là trẻ em dưới 6 tuổi. Chưa ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng của TP HCM.

Số ca mắc tay chân miệng bắt đầu tăng liên tục từ tuần 19 đến nay, số ca bệnh nặng cũng gia tăng theo. Trong khi đó, theo thông tin từ Báo Kinh tế đô thị, so với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc thủy đậu ghi nhận năm 2023 tăng cao, ghi nhận các chùm ca bệnh trong trường học, số ca mắc có thể tiếp tục tăng.

Trẻ mắc tay chân miệng không ngứa và đau, mụn nước lại nhỏ so với thủy đậu: Dưới đây là cách phân biệt - Ảnh 1
Diễn biến bệnh khó lường. Ảnh: Internet

Phân biệt mụn nước do tay chân miệng và thủy đậu thế nào?

Cũng theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm thường xảy ra do sự xâm nhập của virus Coxsackie A16 hoặc enterovirus 71 (EV71) – trong đó EV71 ít gặp nhưng lại gây ra những biến chứng nặng nề hơn. Đây là những chủng virus sống trong đường tiêu hóa và truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất dịch từ các bọng nước, chất nôn, giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi của người bệnh.

Dấu hiệu trẻ đang bị tay chân miệng nặng, khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng. Trên thực tế trường hợp bệnh tay chân miệng khi có những diễn biến nặng hơn, sẽ đi kèm những triệu chứng cảnh báo như:

- Trẻ sốt cao không hạ

- Trẻ giật mình

- Biểu hiện tim đập nhanh, khó thở

- Biểu hiện tay chân run rẩy, da nổi vằn, bị kích thích…

- Trẻ quấy khóc liên tục, co giật, yếu chi

- Trẻ có biểu hiện nôn ói liên tục, thở mệt…

Trẻ mắc tay chân miệng không ngứa và đau, mụn nước lại nhỏ so với thủy đậu: Dưới đây là cách phân biệt - Ảnh 2
Trong khi bệnh thủy đậu thì xuất hiện các nốt phỏng nước có khuynh hướng mọc rải rác toàn thân. Ảnh: Internet

Khi mắc tay chân miệng, dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

- Đối với bệnh tay chân miệng thì nốt phỏng nước tập trung tại các vùng lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối. Trong khi bệnh thủy đậu thì xuất hiện các nốt phỏng nước có khuynh hướng mọc rải rác toàn thân.

- Mụn nước của thủy đậu thường to và mỏng hơn. Mụn nước của tay chân miệng không đau trong khi mụn của thủy đậu thì gây ngứa và đau nhiều.

 

Cả hai bệnh trên khi khỏi ban đều không để lại sẹo, chỉ xuất hiện sẹo (sẹo lõm nông với thủy đậu, vết thâm với bệnh tay chân miệng) trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn khác. 

Cẩn trọng phòng bệnh

Cũng theo VnExpress, bệnh thủy đậu và tay chân miệng có thể gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cả hai bệnh có thể lây truyền nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh và gây ra các nốt ban phỏng nước trên da. Do đó, cần xác định bệnh sớm để tránh nhầm lẫn, dẫn đến diễn biến nặng.

Trẻ mắc tay chân miệng không ngứa và đau, mụn nước lại nhỏ so với thủy đậu: Dưới đây là cách phân biệt - Ảnh 3
Cẩn trọng trong việc phòng chống bệnh. Ảnh: Tuổi Trẻ

Khi trẻ có dấu hiệu bệnh, phụ huynh cần cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn để tránh lây lan sang trẻ khác. Thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng cho trẻ. Đồ chơi, vật dụng trẻ hay cầm nắm cần được thường xuyên rửa sạch với xà phòng, dung dịch diệt khuẩn, phơi khô. Lau sàn nhà mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra bội nhiễm, biến chứng.

Hiện bệnh tay chân miệng chưa có vaccine còn bệnh thủy đậu đã có vaccine phòng bệnh. Để chủ động phòng bệnh, người lớn và trẻ em khi đủ 9 tháng tuổi nên tiêm phòng thủy đậu. Nhiều nghiên cứu cho thấy 88-98% người đã tiêm vaccine miễn dịch hoàn toàn với thủy đậu. Khoảng 2% còn lại mắc bệnh với triệu chứng nhẹ, ít gặp biến chứng. Hiện nay, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC có 3 loại vaccine phòng thủy đậu, gồm: Varilrix(Bỉ), tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn; Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn.

 

Cô gái người Hàn giảm 47kg trong hơn 1 năm tiết lộ bí quyết đơn giản

Những bí quyết giảm cân dưới đây đã giúp Daisy - cô gái người Hàn giảm từ 120kg về 73kg một cách đáng kinh ngạc.

TIN MỚI NHẤT