Bác sĩ chỉ ra hai dấu hiệu 'báo động' con mắc tay chân miệng chuyển nặng: Nhất định nên lưu ý

Sức khỏe 08/06/2023 20:46

Những dấu hiệu 'kinh điển' chỉ rõ bệnh nhân tay chân miệng chuyển nặng cần lưu ý như sau đây.

Bệnh tay chân miệng nguy hiểm như thế nào?

Chân tay miệng ở trẻ là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, lây qua đường tiêu hóa, do virus đường tiêu hóa gây ra và rất dễ lây lan thành dịch. Bệnh chân tay miệng ở trẻ phát triển theo 4 cấp độ, mỗi cấp độ sẽ có những triệu chứng chân tay miệng cách điều trị khác nhau, trong đó:

Chân tay miệng ở trẻ độ 1: Trẻ có dấu hiệu loét họng, có ban ở tay chân, ban có dạng phỏng nước, bệnh tay chân miệng dấu hiệu độ 1 thường xuất hiện ban ở tay, chân, mông, gối.

Chân tay miệng ở trẻ độ 2: Bệnh tay chân miệng dấu hiệu độ 1 với các biến chứng về thần kinh như giật mình, run chi, loạng choạng, nhịp tim nhanh.

Bác sĩ chỉ ra hai dấu hiệu 'báo động' con mắc tay chân miệng chuyển nặng: Nhất định nên lưu ý - Ảnh 1
Cẩn trọng bệnh tay chân miệng. Ảnh: Sức khỏe và Đời sống 

Chân tay miệng ở trẻ độ 3: Biểu hiện viêm não, viêm cơ tim, biến chứng hô hấp nặng hơn. Mức độ này rất nguy hiểm, trẻ có thể tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chân tay miệng ở trẻ dấu hiệu sốt thường giao động từ 37-38.5 độ C, sốt không quá 2 ngày, nếu trẻ sốt cao trên 3 ngày, trên 39 độ nên cảnh giác trẻ có dấu hiệu bội nhiễm, hoặc chuyển độ từ độ 1 lên độ 2.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, Yếu hoặc liệt chi (liệt mềm cấp), liệt dây thần kinh sọ não, tăng huyết áp, tăng trương lực cơ, viêm cơ tim, phù phổi, trụy mạch,...Với những biến chứng nguy hiểm của chân tay miệng ở trẻ thì việc xét nghiệm để chẩn đoán tay chân miệng là yếu tố cần thiết để phát hiện sớm và điều trị biến chứng vì hiện nay bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị hỗ trợ.

Diễn biến dịch bệnh tay chân miêng hiện nay

Thông tin từ Báo Tuổi Trẻ cho hay, ngày 8-6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) phát cảnh báo tay chân miệng năm nay biến chuyển nhanh, phức tạp và khó lường, trong khi chưa có vắc xin phòng bệnh và sự xuất hiện của vi rút Enterovirus 71 (EV 71).

Điển hình trường hợp bé 17 tháng tuổi (ngụ tỉnh Trà Vinh) bị sốt, ói và được điều trị tại phòng khám tư 3 ngày nhưng không đỡ. Đến ngày thứ 4 của bệnh, bé sốt cao khó hạ, giật mình chới với nhiều cơn.

Từ tỉnh Trà Vinh chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bé đã bị suy hô hấp, mạch đập lên trên 200 lần/phút, da bông tái do mắc tay chân miệng độ 3.

Bác sĩ chỉ ra hai dấu hiệu 'báo động' con mắc tay chân miệng chuyển nặng: Nhất định nên lưu ý - Ảnh 2
 Vi rút Enterovirus 71 (đặc tính lây lan nhanh, dễ gây bệnh nặng) là tác nhân gây bệnh nặng cho các trẻ mắc tay chân miệng. Ảnh: Internet

Chỉ sau 4 tiếng đồng hồ chuyển viện, bé đã chuyển sang mắc tay chân miệng độ 4. Bé được đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục để loại trừ cơn bão cytokine gây sốt cao lên 40-41 độ C.

Hiện bé đáp ứng dần với những biện pháp hồi sức tích cực kịp thời ban đầu và đang được điều trị, cách ly theo dõi sát tại khoa hồi sức tích cực chống độc.

Trước đó, một bé trai 5 tuổi (ngụ tỉnh Kiên Giang) đã tử vong sau 8 tiếng đồng hồ nhập viện điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng 1 vì nghi mắc tay chân miệng độ 4.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết số ca mắc bệnh tay chân miệng đang có khuynh hướng gia tăng ở khu vực miền Nam cũng như TP.HCM trong 2 tuần gần đây, chủ yếu là trẻ từ 1-3 tuổi.

Cùng với việc phát hiện điều trị tại các bệnh viện nhi đồng trên địa bàn TP.HCM, các chuyên gia cảnh báo bệnh tay chân miệng năm nay diễn biến phức tạp.

2 dấu hiệu 'kinh điển' khi trẻ mắc tay chân miệng chuyển nặng

BS.CKII Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 thông tin trên Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, trong thời tiết nắng nóng hiện nay, nhiều trẻ có biểu hiện bệnh với ít nốt ban nhỏ nên phụ huynh lầm tưởng là rôm sảy, bị nhiệt hay hăm tã... vì nắng nóng. Đến khi trẻ chuyển nặng với biểu hiện sốt cao không hạ, giật mình liên tục, thậm chí thở bất thường thì mới đưa con đến bệnh viện. Bên cạnh đó, phụ huynh còn nhầm lẫn biểu hiện chảy nước miếng kèm theo sốt ở trẻ nhỏ là do mọc răng.

Thực tế các bác sĩ đã ghi nhận nhiều trẻ xuất hiện các vết loét bên trong miệng, kèm sốt do mắc tay chân miệng khiến nước miếng liên tục chảy ra.

Bác sĩ chỉ ra hai dấu hiệu 'báo động' con mắc tay chân miệng chuyển nặng: Nhất định nên lưu ý - Ảnh 3
 Phụ huynh cần chú ý đến những dấu hiệu chuyển nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Ảnh: Internet

Thời tiết nắng nóng hiện nay, nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng có biểu hiện bệnh với ít nốt ban nhỏ nên phụ huynh lầm tưởng là rôm sảy, bị nhiệt hay hăm tã... vì nắng nóng.

Theo bác sĩ, một trong những cách phát hiện sớm trẻ mắc tay chân miệng là trong lớp học của con có ghi nhận trẻ mắc tay chân miệng hay không. Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, trên người có vài nốt chấm phát ban thì phải đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu trẻ mắc tay chân miệng ở mức độ nhẹ thì nên cách ly, điều trị tại nhà. Phụ huynh cần chú ý đến những dấu hiệu chuyển nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

"Trước khi bệnh nhân tay chân miệng chuyển nặng thì có 2 dấu hiệu kinh điển.

Thứ nhất là dấu hiệu trẻ sốt cao không hạ.

Thứ hai là ngủ giật mình chới với nhiều lần, đặc biệt là xảy ra lúc đầu giấc ngủ.

Và có một dấu hiệu khác nữa phụ huynh chia sẻ là đi ngủ trẻ cứ đeo mẹ suốt luôn, không bao giờ rời được mẹ, chỉ cần mà rời ra một tí là hốt hoảng lên", BS.CKII Dư Tuấn Quy chia sẻ trên Báo Sức khỏe và Đời sống.

Dịch COVID-19 ngày 8/6: Có 518 ca mắc mới, bệnh nhân thở oxy tăng lên 33 ca

Dịch COVID-19 ngày 8/6: Có 518 ca mắc mới, bệnh nhân thở oxy tăng lên 33 ca.

TIN MỚI NHẤT