Trà chanh giã tay thành trend, khách mua phải xếp hàng lấy số: Nhưng tránh ngay những sai lầm này kẻo tự ‘hạ độc’ chính mình

Sống khỏe 02/12/2023 06:15

Nếu lạm dụng nước chanh sẽ gây ra nhiều tác dụng không tốt cho sức khỏe.

Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, món trà chanh giã tay có nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất hiện đầu tiên tại Hà Nội. Công thức pha trà khá đơn giản, gần giống món trà tắc với các nguyên liệu cơ bản như trà, chanh tươi, đường, đá… Một số quán có thể thay thế đường bằng mật ong để tạo ngọt.

Trà chanh giã tay thành trend, khách mua phải xếp hàng lấy số: Nhưng tránh ngay những sai lầm này kẻo tự ‘hạ độc’ chính mình - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Điểm đặc biệt ở chỗ chanh sử dụng pha trà không vắt nước như tắc (quất) mà được người bán trộn cùng đá lạnh rồi giã tay bằng cối nhựa để lấy tinh dầu thơm pha trà.

Theo các chủ kinh doanh, loại chanh này cũng không phải chanh Việt mà là chanh Quảng Đông (Trung Quốc). Chanh Quảng Đông thơm và ít nước hơn chanh Việt, hay còn được gọi là chanh nước hoa.

Theo đó, mùi chanh thơm cùng cách chế biến cầu kỳ là yếu tố chính khiến loại đồ uống này lên trend (xu hướng).

Trà chanh giã tay thành trend, khách mua phải xếp hàng lấy số: Nhưng tránh ngay những sai lầm này kẻo tự ‘hạ độc’ chính mình - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Một số reviewer đánh giá trà chanh giã tay có vị chua ngọt không lạ, cái lạ ở chỗ mùi chanh rất độc đáo, thơm tới nỗi đứng xa vẫn thấy mùi hương thoang thoảng. Một số khác lại bày tỏ sự thích thú khi xem người bán giã chanh bằng tay “trông như biểu diễn tại nhà hàng cao cấp”.

Trong khi đó, nhiều người mua chia sẻ tò mò vì không rõ loại trà chanh giã tay này khác gì so với trà tắc bình thường mà "hot" tới vậy.

Về món đồ uống hot nhất nhì MXH này, dẫn tin từ Tiền Phong, quả chanh có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chống nôn, sát trùng, sáng mắt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Vỏ quả vị đắng, the, mùi thơm, tính lạnh. Chanh tác dụng thanh nhiệt, thông khí, tiêu đờm, tiêu thực, chữa cảm sốt, nhức đầu, ho có đờm…

Trà chanh giã tay thành trend, khách mua phải xếp hàng lấy số: Nhưng tránh ngay những sai lầm này kẻo tự ‘hạ độc’ chính mình - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Vitamin C trong chanh có thể làm giảm các vết thâm, đốm trên da, cải thiện các nếp nhăn. Nước chanh còn đóng vai trò là chất giải độc gan, làm sạch gan và tăng cường hoạt động của gan thông qua tăng quá trình sản xuất ra một axit mật, một loại axit cần thiết cho sự tiêu hóa.

Tuy nhiên nếu lạm dụng nước chanh sẽ gây ra nhiều tác dụng không tốt cho sức khỏe.

Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa bao gồm các biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau ngực, loét họng... Uống quá nhiều nước chanh có thể gây ra bệnh này. Nguyên nhân là do chanh chứa nhiều axit và làm yếu lớp ngăn tách giữa dạ dày, thực quản. Điều này làm tăng cường sản sinh axit trong dạ dày và chúng dễ di chuyển lên cổ họng khiến bạn cảm thấy nóng rát cổ họng và làm mòn lớp niêm mạc thực quản.

Thừa vitamin C

Thừa vitamin C có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn hay dạ dày khó chịu sau khi uống nước chanh. Uống quá nhiều nước chanh cộng với lượng vitamin C từ các thực phẩm, hoa quả khác sẽ khiến cơ thể không hấp thụ hơn. Khi đó, nước được đưa vào ruột để đẩy lượng vitamin C dư thừa ra ngoài gây buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy...

Hỏng men răng

Axit citric và axit ascorbic trong nước chanh có thể bào mòn men răng của bạn. Mất đi lớp bảo vệ, răng của bạn sẽ chuyển sang màu vàng và có bề mặt thô nhám.

Khiến nhiệt miệng nặng hơn

Phần lớn các vết nhiệt miệng có thể tự biến mất trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, axit trong nước chanh sẽ khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn và gây đau rát.

Loét dạ dày

Sử dụng nhiều nước chanh có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày và kết quả là gây ra loét dạ dày.

Đau đầu

Chanh có chứa hàm lượng lớn axit amin tyramine. Uống quá nhiều nước chanh sẽ làm dư thừa loại axit amin này trong cơ thể. Axit amin tyramine sẽ khiến máu đột ngột dồn lên não và gây ra các cơn đau nửa đầu.

Gây mất nước

Uống nhiều nước chanh có thể khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn từ đó dẫn tới tình trạng mất nước.

Những người không nên uống nước chanh?

Người bị tiêu chảy do chế độ ăn

Nếu tiêu chảy do vi khuẩn, uống nước chanh có thể có lợi vì đặc tính kháng khuẩn của nó. Tuy nhiên, trường hợp tiêu chảy là do phản ứng với chế độ ăn thì nên tránh uống thêm nước chanh.

Người có bệnh dạ dày

Uống nước chanh quá nhiều có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng như hội chứng trào ngược. Bởi chanh là một trong những trái cây có nhiều tính acid nhất. Nếu người thường bị trào ngược, ợ chua thì khi uống nhiều nước chanh bạn sẽ làm cho những triệu chứng này nặng hơn.

Người đang đói bụng

Uống nước chanh khi đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày như khiến dạ dày bạn bị ăn mòn bởi axit, gây ra viêm, loét, thậm chí xuất huyết bao tử. Vì thế, mọi người chỉ nên uống nước chanh sau khi đã ăn no khoảng 30 phút.

Người gai gai lạnh, mệt mỏi

Đối với người cảm thấy lạnh hay mệt mỏi không nên uống nước chanh vì càng bị lạnh thêm, mệt mỏi hơn, dễ bị cảm hàn hơn hoặc có thể cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh. Bởi chanh có tính hàn.

Cà rốt vừa ngon lại bổ nhưng thấy cơ thể có những dấu hiệu này thì cũng phải bỏ ngay kẻo 'rước bệnh vào người' lúc nào không hay

Cà rốt là một loại rau củ tốt cho sức khỏe, với độ giòn, vị ngon và chứa rất nhiều beta carotene, chất xơ, vitamin K1, kali cũng như chất chống oxy hóa. Ăn cà rốt rất thích hợp cho việc giảm cân, giúp giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe mắt, thậm chí là giảm nguy cơ ung thư.

TIN MỚI NHẤT