Thức khuya là cách "gieo mầm" rất nhiều bệnh nan y: Sớm làm 5 thủ thuật để giảm thiệt hại

Sống khỏe 12/02/2021 12:54

Tìm hiểu 5 thủ thuật sau đây sẽ giúp bạn giảm thiệt hại sức khỏe do thức khuya gây ra. Những căn bệnh nan y cũng sẽ được phòng ngừa tốt hơn nhờ sự chăm sóc kịp thời của bạn.

Theo các chuyên gia sức khỏe trên kênh Sức khỏe (TQ), thức khuya được đánh giá là một trong những vấn đề sức khỏe gây hậu quả nghiêm trọng trong lối sống của người hiện đại.

Khác với ông bà cha mẹ chúng ta trước đây, họ thường đi ngủ sớm và thức dậy sớm, trong khi người hiện đại lại thức rất khuya và ngủ dậy muộn, từ đó tạo ra những hệ lụy rất lớn cho sức khỏe.

Tất nhiên, một số trường hợp do tính chất công việc hoặc có các vấn đề quan trọng cần giải quyết nên buộc phải thức khuya, lúc này, bạn nên áp dụng những giải pháp hỗ trợ để giảm thiểu thiệt hại.

Trong trường hợp bình thường, ngay kể cả khi bạn có thời gian, rất nên dành thời gian tìm hiểu 5 thủ thuật sau đây để giảm sự hao tổn sức khỏe do hậu quả của thức khuya gây ra.

1. Ngủ trước khi có kế hoạch phải thức khuya

Nếu bạn có một kế hoạch nào đó mà phải sẵn sàng thức khuya, bạn có thể ngủ trước đó 1-2 tiếng, dù không ngủ được thì việc nhắm mắt tĩnh tâm lại sẽ có tác dụng nghỉ ngơi nhất định.

Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng chuẩn bị "pin" năng lượng cho việc thức khuya sau đó, từ đó có thể đỡ hao sức hơn.

2. Thức khuya hai tiếng, ngủ bù nửa tiếng

Thức khuya là cách 'gieo mầm' rất nhiều bệnh nan y: Sớm làm 5 thủ thuật để giảm thiệt hại - Ảnh 1

Ngày hôm sau khi thức khuya, bạn nhớ ngủ bù ngay nhé. 

Ngủ trưa là một lựa chọn vô cùng đúng đắn trong trường hợp này. Bạn có thể ngủ khoảng gần 30 phút là đủ. Nếu thực sự không ngủ được thì bạn có thể nằm nghỉ một lúc. Việc này có thể bổ sung năng lượng cho bạn.

3. Di chuyển cơ thể của bạn bất cứ lúc nào

Khi thức khuya, hãy tránh ngồi yên suốt thời gian đó, càng không nên nằm tư thế ngủ gục trên bàn, tốt nhất nửa tiếng nên đứng dậy vận động, đi lại, vươn vai có thể giúp cơ thể bạn đỡ mỏi.

Sức khỏe chúng ta phụ thuộc rất lớn vào sự chăm vận động, nếu bạn tranh thủ được bất cứ lúc nào, hãy cố gắng vận động. Ngay kể cả khi bạn ngồi, cũng nên xoay người, xoay các khớp, xoa bóp các vùng cơ bắp.

Thức khuya là cách 'gieo mầm' rất nhiều bệnh nan y: Sớm làm 5 thủ thuật để giảm thiệt hại - Ảnh 2

4. Thức khuya gây bốc hỏa có thể bấm vào 2 huyệt vị

Đông y quan niệm rằng, hãy dùng những ngón tay trước khi phải dùng đến kim tiêm. Nhấn mạnh rằng tác dụng của các huyệt vị đối với sức khỏe là rất lớn. Bạn nên tận dụng thời gian rảnh của mình để bấm huyệt bất kỳ lúc nào có thể.

Để hỗ trợ giảm thiệt hại do thức khuya, bạn có thể bấm 2 huyệt vị hữu hiệu nhất.

Một là huyệt Chiếu Hải, ấn trong vòng 5-10 phút, khi ấn chú ý vừa đủ mạnh sẽ có cảm giác đau, tê và sưng.

Thức khuya là cách 'gieo mầm' rất nhiều bệnh nan y: Sớm làm 5 thủ thuật để giảm thiệt hại - Ảnh 3

Hai là huyệt Dũng Tuyền, dùng ngón tay cái ấn vào huyệt và xoa nhẹ trong 20 - 30 lần có tác dụng dưỡng âm, hạ hỏa, giảm nhanh các triệu chứng như khô miệng, chóng mặt, hồi hộp do nhiệt.

Thức khuya là cách 'gieo mầm' rất nhiều bệnh nan y: Sớm làm 5 thủ thuật để giảm thiệt hại - Ảnh 4

5. Những nhóm người không nên thức khuya

Sau đây là những nhóm người không nên thức khuya, vì sức khỏe của bạn không nằm trong ngưỡng khỏe mạnh cho phép, thức khuya sẽ gây thiệt hại rất lớn và khó phục hồi.

Lời khuyên dưỡng sinh ngày 30 Tết của danh y 91 tuổi: "3 chữ vàng" để khỏe mạnh, sống lâu

BS mách bạn 6 việc để có sức khỏe tối ưu nhất: Điều thứ 4 nếu chủ quan sẽ vô cùng nguy hiểm

Dự đoán nguy cơ ung thư đại trực tràng cho cả nam và nữ: Hãy xem bạn có nguy cơ không?

Người trên 40 tuổi

Người béo phì (chỉ số BMI trên 28)

Người bị cao huyết áp

Người bị tiểu đường

Người có bệnh dạ dày

Người có bệnh tim mạch

Bạn nên tâm niệm là cố gắng đi ngủ sớm, tránh thức khuya, chú ý kết hợp làm việc và nghỉ ngơi để tránh làm nặng thêm tình trạng tổn thương, bệnh sẽ nặng hơn.

Ngủ đủ giấc và ngủ có ngon hay không liên quan mật thiết đến sức khỏe và ảnh hưởng nhất định đến công việc, học tập, vì vậy, để sống lành mạnh hơn, chúng ta nên chú ý đến chất lượng giấc ngủ, phát hiện vấn đề và điều chỉnh kịp thời.

Lời khuyên dưỡng sinh ngày 30 Tết của danh y 91 tuổi: "3 chữ vàng" để khỏe mạnh, sống lâu

Danh y Ký sinh vào tháng 10/1930, năm nay 91 tuổi, sức khỏe vẫn rất tốt, ông không chỉ ngồi ở phòng mạch bác sĩ để làm việc thường xuyên mà còn tham gia nhiều nghiên cứu y học.

TIN MỚI NHẤT