Gặp gỡ cô giáo U60 có màn lì xì học sinh bá đạo, vốn được mệnh danh là "lắm chiêu" mỗi khi lên lớp

Xã hội 11/02/2018 15:41

Cô Dư Thị Lan Hương năm nay đã gần 60 tuổi nhưng vẫn còn xì tin chán. Vốn được mệnh danh là "cô giáo lắm chiêu", nhiều thế hệ học sinh vẫn luôn nhớ về cô Hương nhờ những giờ học "bá đạo" trên lớp.

Nếu hỏi trong thời gian qua, màn lì xì nào được đánh giá là "bá đạo" nhất mạng xã hội thì chắc chắn kết quả thuộc đã thuộc về cô trò tại một trường THCS ở Sài Gòn. Với những màn hô biến như phép thuật, nhiều cư dân mạng đã không thể nhịn được cười trước sự vui nhộn của cả cô và trò.

Để thử vận may của mình, cả lớp xếp hàng rồi lần lượt chụp tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng mà cô giáo thả xuống. Nếu tóm được tiền thì nó sẽ là của mình, còn nếu không cơ hội sẽ được nhường cho những bạn tiếp theo. Nhìn luật chơi thì có vẻ dễ "xơi" nhưng không hề đơn giản một chút nào, sĩ số 50 em nhưng rồi chỉ có 3 em học sinh may mắn "ẵm" được giải thưởng.

 Cô giáo "ăn gian" để học trò được nhận lì xì

Cô Dư Thị Lan Hương (58 tuổi) - giáo viên dạy Toán tại trường THCS Chu Văn An (quận 1, TPHCM) chính là nhân vật nổi tiếng "bá đạo" sau đoạn clip gây sốt nói trên. Đúng ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, đám học sinh vẫn không quên đòi tiền lì xì. "Con nít mà!", cô Hương thân thương khi nhắc về "lũ con nhỏ" của mình.

Tuy nhiên nếu lì xì theo cách truyền thống thì... tầm thường quá. Bởi thế, cô Hương bèn nghĩ ra trò chơi oẳn tù xì nên chỉ có 10 em lọt qua vòng "khởi động" để sẵn sàng đi tiếp. Và chúng ta có màn chơi chụp tiền cười "trào nước mắt" như trên mạng xã hội.

Gặp gỡ cô giáo U60 có màn lì xì học sinh bá đạo, vốn được mệnh danh là 'lắm chiêu' mỗi khi lên lớp - Ảnh 1
Cô Hương vui vẻ, hài hước bên cạnh học sinh của mình. Ảnh: FBNV

"Từ đầu năm các em luôn được cô thưởng. Nếu làm bài tốt được 8 điểm, cô sẽ cho 3 nghìn. Cô nghĩ ra trò chơi để lì xì các em, nhưng mà chụp tiền khó lắm nhé, chỉ có 3 em thắng thôi", cô Hương vui vẻ nhớ lại.

Để tỷ lệ thất thu tài chính là thấp nhất, cô Hương đã phải suy đi tính lại kỹ càng. Cô chia sẻ, theo khoa học thì khi mắt người nhìn tiền rơi là để điều khiển não bộ và hành động. Thời gian đó dài hơn tốc độ tiền rơi nên suy cho cùng, 3 em chụp được là do cô ăn gian... giúp đỡ.

Cô Hương kể: "Cô thả tiền vào tay cho các bé dễ chụp. Cơ bản trò này khó lắm và đây cũng là lần đầu tiên cô thử chơi với các em học sinh. Nhưng vì trước đây chỉ thưởng với học sinh khá giỏi nhưng bây giờ để công bằng, cả lớp đều được tham gia. Nhờ đó các em học yếu hơn không còn tủi thân nữa",

Trong lớp học của cô Hương có một số em học sinh mồ côi, có em đang mang gọng sắt trong người do bệnh nặng nhưng vẫn quyết tâm không nghỉ học hôm nào. Nên thành ra, cô thương lũ trò nhỏ đó lắm. Cô dạy bảo, khuyên răn điều gì, các em đều nghe theo rồi dần dần thay đổi.

Gặp gỡ cô giáo U60 có màn lì xì học sinh bá đạo, vốn được mệnh danh là 'lắm chiêu' mỗi khi lên lớp - Ảnh 2
Cô vẫn còn xì tin, trẻ trung lắm nhé! Ảnh: FBNV

Cô giáo "lắm chiêu", thích mang túi lô tô gọi trả bài 

Cô Hương năm nay gần 60 tuổi rồi nhưng vẫn còn xì tin, trẻ trung lắm. Cô bảo vì phải "đối mặt" với thế hệ học sinh thời nay nên bản thân mình phải lắm chiêu mới trị được "chúng nó".

Khi nào kiểm tra bài cũ, cô Hương lại mang theo bên mình cái túi lô tô. Cô chỉ hù bâng quơ thôi: "Đứa nào chưa thuộc bài là ra số đó cho mà xem!". Và y như rằng, chẳng hiểu ra làm sao mà cái số lô tô cứ chỉ đúng cái em học kém. Thành ra, cả lớp được những tràng cười rần rần mà có lẽ sẽ là một trong những kỷ niệm đẹp nhất của các em.

"Nếu em nào học yếu cô sẽ gọi lên rồi bảo em đó chọn một bạn học yếu như con. Thế là mấy đứa sợ lắm luôn, không dám bị mang tiếng "học kém" nên chăm chỉ, tiến bộ nhiều lắm", cô giáo U60 tự hào cho hay.

Gặp gỡ cô giáo U60 có màn lì xì học sinh bá đạo, vốn được mệnh danh là 'lắm chiêu' mỗi khi lên lớp - Ảnh 3
Cô giáo "lắm chiêu", yêu thương học sinh hết mực. Ảnh: FBNV

Cuối tuần, em nào làm bài đúng lại được thưởng tiền. Còn những em làm sai, bị bạn khác sửa lại thì coi như bị giật mất tiền thưởng. Dù bị mang nhiều lời điều tiếng chẳng hay chỉ sau 1 ngày bỗng dưng "nổi tiếng" bất đắc dĩ, nhưng cô Hương vẫn luôn một lòng với nghề cao quý này.

33 năm trong nghề, dù có những lần muốn bỏ nghề do bệnh, do hoàn cảnh cuộc sống nhưng có vẻ như cái "duyên" chèo đò vẫn cứ gắn bó với cô. "Mình làm bất cứ điều gì cũng phải tốt cho học sinh, phải luôn giám sát các em để các em có động lực tiến lên trong học tập và cuộc sống".

Nam sinh tử nạn cứu 3 mẹ con đuối nước ở Thanh Hóa sẽ được trao bằng tốt nghiệp danh dự

Ngày 11/2, lãnh đạo Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp nơi Hoàng Đức Hải theo học cho hay, Ban giám hiệu nhà trường thống nhất sẽ trao tặng bằng tốt nghiệp danh dự cho nam sinh viên này.

TIN MỚI NHẤT