Nữ sinh 14 tuổi ngưng tim đột ngột, nguyên nhân từ một lí do nhiều người trẻ mắc phải

Sức khỏe 20/05/2023 18:32

Nữ sinh được phát hiện ngưng tim đột ngột, không thấy động mạch chủ, ổ mắt không có phản ứng.

Khi được phát hiện, cô bé gần như đã ngừng thở, không thấy động mạch chủ. Thậm chí khi nhấn vào ổ mắt không hề có phản ứng. Bác sĩ nhanh chóng xác định cô bé rơi vào tình trạng nguy hiểm - ngưng tim đột ngột.

Bố mẹ của cô bé cho hay, trước đó cô bé đã rơi vào tình trạng "nghiện" điện thoại. Không chỉ ban ngày mà thậm chí thường xuyên thức quá nửa đêm để chơi. Bởi vậy, bố mẹ đã để cô bé đến viện chăm sóc bà với hy vọng có thể khống chế và giảm bớt thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con mình.

Không ngờ rằng, khi đến viện chăm sóc bà, không có sự kiểm soát của bố mẹ, thời gian sử dụng điện thoại của Tiểu Hạ ngày càng tăng. Sau này nhớ lại, cô bé cho hay bản thân đã 81 giờ đồng hồ liên tục sử dụng điện thoại, không hề chợp mắt rồi bất tỉnh lúc nào không hay.

May mắn do đang ở trong bệnh viện và được phát hiện kịp thời, nếu không cô bé đã có khả năng không qua khỏi.

Nữ sinh 14 tuổi ngưng tim đột ngột, nguyên nhân từ một lí do nhiều người trẻ mắc phải - Ảnh 1
Nữ sinh ngưng tim đột ngột. Ảnh: Internet

Dù đã qua cơn nguy kịch nhưng các bác sĩ cũng đã khuyên phụ huynh nên đưa trẻ đi làm thêm các xét nghiệm, kiểm tra để đảm bảo an toàn sức khoẻ.

 

Theo Báo Lao Động, tim đột ngột ngừng đập là tình trạng bất ngờ mất chức năng tim, hô hấp và ý thức và có thể gây chết người sau 4 phút. Theo các chuyên gia, sau khi tim ngừng đập đột ngột khoảng 3 giây thì người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt do não thiếu ôxy. Sau 10 đến 20 giây, nạn nhân bắt đầu mê man bất tỉnh. Sau 30 đến 45 giây, nạn nhân sẽ giãn đồng tử, tắc thở và sau 4 phút thì tế bào não sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, không thể cứu vãn được.

Nguyên nhân có thể gây ra ngừng tim đột ngột:

Bệnh cơ tim

Vì không được cung cấp đủ lượng máu trong một thời gian nên có thể tim sẽ ngừng bơm máu tạm thời. Đồng nghĩa với việc này là tim ngừng hoạt động.

Đau tim

Nếu một bệnh nhân đã bị đau tim trước đó thì dễ bị ngưng tim hơn. Sáu tháng đầu tiên sau cơn đau tim là rất quan trọng, vì đây là khoảng thời gian dễ bị ngừng tim đột ngột nhất.

Nữ sinh 14 tuổi ngưng tim đột ngột, nguyên nhân từ một lí do nhiều người trẻ mắc phải - Ảnh 2
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chúng ta cần chú ý để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Ảnh: Internet

Bệnh động mạch vành

Bệnh này xảy ra là do một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị chèn ép hay bị tắc, dẫn đến mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của ôxy cho cơ tim, từ đó gây ra trạng thái tim đột ngột ngừng đập.

Bệnh van tim

Nếu van tim có vấn đề thì có thể làm gián đoạn dòng chảy của máu qua tim. Chính điều này sẽ làm cho máu được bơm mạnh hơn để ép máu đi qua các động mạch. Một khi van tim không được đóng đúng cách sẽ bị rò rỉ máu ngược trở lại nên gây ra tình trạng ngưng tim đột ngột.

Các loại thuốc điều trị bệnh tim

Một số loại thuốc hỗ trợ tim có thể gây ra sự thay đổi về lượng magie và kali trong máu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng rối loạn nhịp tim, dễ dẫn đến ngừng tim đột ngột.

Hội chứng Marfan

Hội chứng này mang tính di truyền, gây ảnh hưởng đến các mô liên kết trong cơ thể như tim và mạch máu, mắt, hệ thống xương khớp… Khi các mô liên kết này mất đi tính đàn hồi và yếu dần sẽ dẫn đến tình trạng van tim hoạt động kém, phì đại động mạch chủ, tăng nhãn áp, tràn khí màng phổi, dị tật xương…

Hội chứng Brugada

Đây là hội chứng rối loạn nhịp tim rất hiếm gặp. Một trong những triệu chứng ban đầu của hội chứng này là nhịp tim không đều và thường chỉ được phát hiện thông qua điện tâm đồ.

Suy tim

Là tim không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất dinh dưỡng và ôxy cho các cơ quan và mô. Việc giảm lượng máu bơm vào tim dẫn đến không đủ để lưu thông máu trở lại tim từ phổi và các bộ phận khác của cơ thể. Điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến ngưng tim.

Gặp bất thường ở mạch máu

Với những người thường xuyên vận động ở cường độ cao hoặc luyện tập với các bài tập quá sức thì sẽ khiến hormone adrenaline được giải phóng, gây ra những bất thường về mạch máu ở động mạch và động mạch chủ. Từ đó cũng có thể dẫn đến hiện tượng tim đột ngột ngừng đập.

Đối với việc trẻ em thường xuyên thức đêm chơi điện thoại, các chuyên gia cho hay, người lớn trong nhà nhất định phải kiểm soát việc sử dụng các thiết bị điện tử của con cái, đặc biệt là trong kỳ nghỉ, càng phải sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý.

Ngoài ra cũng cần lưu ý, thức đêm trong thời gian dài kể cả không phải để sử dụng điện thoại vẫn sẽ có hại cho sức khỏe. Bởi hầu hết các yếu tố miễn dịch của con người được hình thành khi ngủ. Thời gian dài thức khuya sẽ gây ra các vấn đề cho hệ miễn dịch, khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần suy nhược cùng nhiều căn bệnh khác.

Cũng theo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cấp cứu ngưng tim ngưng thở được xem là quá trình y tế khẩn cấp, quyết định sự sống còn của người bệnh. Do đó, mỗi người tự học kỹ thuật sơ cấp cứu ngưng tim thở sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn nguy cơ tử vong cho người thân, bạn bè hay bất cứ ai nếu không may họ rơi vào tình trạng ngưng tim ngưng thở. Biết cách sơ cấp cứu ngưng tim ngưng thở giúp người bệnh duy trì sự sống trước khi được tiếp cận nhân viên y tế.

Các bước cấp cứu ngưng tim ngưng thở ở trẻ em

- Người thực hiện thứ tự cấp cứu ngưng tim ngưng thở:

- Đặt 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của một bàn tay ở giữa vị trí phía dưới đường ngang nối 2 núm vú của trẻ. Lưu ý, không đặt tay quá sâu về phía dưới ngực của trẻ.

- Tay còn lại đặt lên trán trẻ, cần giữ đầu trẻ hơi nghiêng về phía sau.

- Thực hiện ấn tay xuống, tạo một áp lực ép sâu từ 1/3-1/2 ngực trẻ.

- Thực hiện ấn khoảng 30 lần, sau mỗi lần ấn hãy chờ cho ngực trẻ trả lại trạng thái bình thường trước khi thực hiện lần ấn tiếp theo.

- Lưu ý, người sơ cứu cần ấn nhanh và dứt khoát, tránh gián đoạn. Cần đếm nhanh mỗi khi thực hiện động tác ấn xuống: “1, 2, 3… cho đến hết”.

- Đối với trẻ nhỏ, thực hiện hà hơi thổi ngạt cho trẻ thêm 2 lần, có thể áp miệng vào cả mũi, miệng đứa trẻ, thổi nhẹ nhàng.

Các bước cấp cứu ngưng tim ngưng thở đối với người lớn

- Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, khô ráo, thoáng đãng. Nới lỏng quần áo và bỏ các trang sức trên ngực nạn nhân (nếu có).

- Quỳ 2 chân sát bên hông nạn nhân.

- Đặt gốc cổ tay lên ngực nạn nhân, giữa các xương sườn (2 gốc cổ tay xếp chồng lên nhau, các ngón tay của 2 bàn tay đan lại với nhau). Người thực hiện hồi sức tim phổi cho nạn nhân cần ngồi đúng tư thế sao cho 2 cánh tay có thể duỗi thẳng thành một góc 90 độ so với lồng ngực nạn nhân.

- Dùng sức nặng của toàn thân trên (không phải chỉ của cánh tay) ấn thẳng xuống lồng ngực, độ lún ít nhất 5cm. Ấn mạnh và nhanh ít nhất 100 lần/phút.

- Sau khi thực hiện động tác ấn 30 lần, đẩy đầu nạn nhân ngửa ra sau và nâng cằm lên để mở đường thở.

- Thực hiện tiếp động tác hà hơi thổi ngạt bằng cách dùng tay kẹp chặt mũi, áp khít miệng mình vào miệng nạn nhân và thực hiện thổi hơi vào miệng nạn nhân, 15-18 lần/ phút. Lưu ý, trước mỗi lần thổi ngạt, người thực hiện sơ cứu cần hít hơi sao cho không khí vào phổi càng nhiều càng tốt.

- Khi thấy lồng ngực phồng lên, tiếp tục thổi ngạt hơi thứ hai.

- Trường hợp lồng ngực nạn nhân vẫn chưa có dấu hiệu phồng lên, bạn tiếp tục để nạn nhân ở tư thế đầu ngửa, nâng cằm và thực hiện thổi ngạt.

Nóng: Ngày 20/5, 1 bệnh nhân tử vong vì COVID-19

Ngày 20/5: Ca COVID-19 mới giảm còn 1.190, có 1 bệnh nhân tử vong.

TIN MỚI NHẤT