Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho người bệnh sau khi điều trị COVID-19: Nhớ kỹ 4 loại thực phẩm tuyệt đối tránh

Sức khỏe 09/09/2021 12:15

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cệnh nhân sau điều trị COVID-19 hồi phục sức khỏe.

Người bệnh COVID-19 rất dễ mệt mỏi, chán ăn, thậm chí rất khó ăn khi bị sốt, nhiễm trùng, suy hô hấp. Vì vậy, sau thời gian điều trị tình trạng sức khỏe bệnh nhân sẽ bị suy giảm, cơ quan hô hấp, tiêu hóa bị suy yếu, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau.

Điều này không chỉ làm giảm khối cơ và suy giảm chức năng, ảnh hưởng xấu tới mô mỡ và khối xương, làm cho cơ thể bệnh nhân bị suy kiệt mà còn ảnh hưởng tới sức đề kháng, đáp ứng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Do đó dinh dưỡng cho người sau điều trị COVID-19 rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, cải thiện các chức năng cho cơ thể.

Theo báo Sức khỏe và Đời sống, người bệnh mắc COVID-19 đang trong giai đoạn bình phục cần ăn uống đa dạng. Khẩu phần ăn hằng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối.

Người mới khỏi bệnh nên chọn protein có giá trị sinh học cao và các axit amin thiết yếu. Các amino axit có vai trò duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể, tham gia vào các hàng rào bảo vệ, sự dịch chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, óc. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/tuần, 3 quả trứng/tuần và uống thêm sữa từ 1 - 2 cốc/ngày.

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho người bệnh sau khi điều trị COVID-19: Nhớ kỹ 4 loại thực phẩm tuyệt đối tránh - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

 Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho người sau khi điều trị khỏi COVID-19:

- Người sau điều trị COVID-19 thường mệt mỏi, chán ăn vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở. 

 - Các món ăn nên chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. 

- Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng vì nó khó tiêu. 

- Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn. 

- Tăng cường bổ sung sữa và các sản phẩm của sữa 2 cốc/ngày, vì sữa có đủ các thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu phù hợp với người mới khỏi bệnh. Đặc biệt với sữa năng lượng cao, làm cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi.

Lưu ý thực phẩm cần hạn chế: Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, súc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua… Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

 

Người phụ nữ nhiễm Covid 19 thở khó từng cơn nhưng vẫn đòi gặp con, nghe chồng bắt máy run run cất giọng 'anh ơi em sợ quá' khi đứng giữa ranh giới của sự sống

Khu K1 bệnh viện Hùng Vương, nơi đội ngũ y bác sĩ chiến đấu mỗi ngày để giúp bệnh nhân thoát khỏi lằn ranh giới "sống còn".

TIN MỚI NHẤT