Người phụ nữ nhiễm Covid 19 thở khó từng cơn nhưng vẫn đòi gặp con, nghe chồng bắt máy run run cất giọng 'anh ơi em sợ quá' khi đứng giữa ranh giới của sự sống

Sức khỏe 09/09/2021 11:36

Khu K1 bệnh viện Hùng Vương, nơi đội ngũ y bác sĩ chiến đấu mỗi ngày để giúp bệnh nhân thoát khỏi lằn ranh giới "sống còn".

Tối ngày 8/9, VTV vừa phát sóng chương trình đặc biệt mang tên "Ranh giới". Phóng sự ghi lại hành trình "chiến đấu" cứu chữa cho bệnh nhân mắc Covid 19 của đội ngũ y tế của bệnh viện Hùng Vương.

Cụ thể, từ ngày 21/7/2021, bệnh viện Hùng Vương được Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh phân tầng điều trị theo biểu đồ hình tháp từ tầng 1 tới tầng 4 trong tháp 5 tầng điều trị Covid 19. Tòa nhà "Cát Tường" của bệnh viện trở thành khu K1 để điều trị sản phụ F0 lớn nhất thành phố với quy mô 120 giường.

Người phụ nữ nhiễm Covid 19 thở khó từng cơn nhưng vẫn đòi gặp con, nghe chồng bắt máy run run cất giọng 'anh ơi em sợ quá' khi đứng giữa ranh giới của sự sống - Ảnh 1

 Theo đó, đội ngũ y tế phải làm việc liên tục làm việc ngày đêm để giúp các thai phụ mắc Covid 19 bước qua được cái ranh giới sống còn. Áp lực của họ nhân đôi lên vì một sản phụ là hai mạng sống cần được cứu chữa. Các y bác sĩ vừa phải theo dõi tình hình hô hấp của các thai phụ và phải chăm sóc, đảm bảo thai nhi của họ được khỏe mạnh.

Các sản phụ vào khu K1 nghĩa là đang ở trong tình trạng nguy hiểm nhưng lại không có bất kỳ người nhà nào được tiếp xúc để chăm sóc. Do đó, nảy sinh tâm lý lo sợ, hoảng loạn là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, có bệnh nhân còn đòi bỏ con vì nghĩ rằng cái thai đang khiến mình không thở được. Cho nên đội ngũ y tế còn phải dùng rất nhiều sự kiên nhẫn để trấn an bệnh nhân, năn nỉ họ hợp tác điều trị.

Người phụ nữ nhiễm Covid 19 thở khó từng cơn nhưng vẫn đòi gặp con, nghe chồng bắt máy run run cất giọng 'anh ơi em sợ quá' khi đứng giữa ranh giới của sự sống - Ảnh 2
Người phụ nữ nhiễm Covid 19 thở khó từng cơn nhưng vẫn đòi gặp con, nghe chồng bắt máy run run cất giọng 'anh ơi em sợ quá' khi đứng giữa ranh giới của sự sống - Ảnh 3

 "Mỗi bệnh nhân qua khu K1 này là họ không có người nhà luôn, nên đó là cái thiệt thòi của những sản phụ vào lúc này. Cái khó xử ở đây là mình phải chạy đua với cả hai mạng sống cùng một lúc nên mình bù đắp cho họ được cái gì thì mình bù", bác sĩ gây mê Lữ Thị Khánh Phương chia sẻ.

Tuy nhiên, đôi khi các y bác sĩ cũng phải đứng giữa những quyết định để đề xuất với bệnh nhân phương án chữa trị tốt nhất cho tình hình hiện tại. Kết quả xấu nhất là phải thông báo cho sản phụ và gia đình hủy thai kỳ để giúp người mẹ có thể đủ sức vượt qua tình hình nguy kịch.

Ngoài ra, phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nhân lực do trong lúc hỗ trợ bệnh nhân sẽ có trường hợp đội ngũ y tế chẳng may cũng nhiễm bệnh phải cách ly. Dẫn đến các bộ phận đều phải hoạt động với công suất gấp 3 4 lần bình thường. Số lượng bệnh nhân nguy kịch càng cao thì lượng oxy cần phải cung cấp càng nhiều bắt buộc họ phải làm việc liên tục không được ngừng nghỉ.

"Hiện tại là em chỉ còn có 2 người thôi, 1 người trực đêm 1 người trực ngày. Ngày chưa có Covid phòng mổ bên đây ngày hết có một chai. Bây giờ một ngày 50 chai là 3 lầu", nhân viên kỹ thuật thay oxy cho biết.

Người phụ nữ nhiễm Covid 19 thở khó từng cơn nhưng vẫn đòi gặp con, nghe chồng bắt máy run run cất giọng 'anh ơi em sợ quá' khi đứng giữa ranh giới của sự sống - Ảnh 4
Người phụ nữ nhiễm Covid 19 thở khó từng cơn nhưng vẫn đòi gặp con, nghe chồng bắt máy run run cất giọng 'anh ơi em sợ quá' khi đứng giữa ranh giới của sự sống - Ảnh 5

Khi đã sắp xếp ổn định tình trạng bệnh nhân thì đội ngũ y tế mới yên tâm chia nhau đi nghỉ ngơi với bộ đồ bảo hộ nóng bức, ngả lưng tạm trên ghế hay ngoài hành lang bệnh viện. Tuy nhiên, họ luôn sẵn sàng chạy hết công suất của mình khi có tình huống trở nặng cần cấp cứu gấp dù có khi thể trạng chưa kịp hồi lại sức.

Tuy nhiên, sản phụ khi mắc Covid sẽ nguy hiểm hơn bình thường vì sức khỏe và hô hấp của họ phải chia hai cho con của mình. Do đó, đã có những tình huống bắt buộc bác sĩ phải phẫu thuật cho đứa trẻ chào đời sớm để hồi sức hô hấp cho người mẹ.

Nhưng có những lúc họ phải đau lòng chấp nhận một bệnh nhân bước qua không được ranh giới cái sống và cái chết

Người phụ nữ nhiễm Covid 19 thở khó từng cơn nhưng vẫn đòi gặp con, nghe chồng bắt máy run run cất giọng 'anh ơi em sợ quá' khi đứng giữa ranh giới của sự sống - Ảnh 6
Ảnh minh họa: Internet

 Từ phóng sự trên, có thể thấy được tinh thần chiến đấu của các ý bác sĩ vô cùng mãnh liệt dù đang phải ở trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt với môi trường xung quanh đều là người bệnh, thể lực suy giảm do không có thời gian nghỉ ngơi và nguy cơ bị lây nhiễm từ bệnh nhân là rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực kéo bệnh nhân ra khỏi "cửa tử" thì họ còn đóng vai là một người thân để chia sẻ tình thần của những sản phụ ở đây.

"Tính từ ngày 30/5/2021 đến 1/9/2021, khu K1 Bệnh viện Hùng Vương đã tiếp nhận 861 sản phụ F0, trong đó có 804 ca mẹ tròn con vuông, 5 ca tử vong tại khu K1. 57 ca nặng chuyển lên bệnh viện tầng 5 trong tháp điều trị Covid 19, 5 tầng".

Trong tình hình dịch bệnh, cái ranh giới "sống - chết" thật sự rất mong manh và không ai có thể chắc chắn rằng sẽ kiểm soát được nó. Các y bác sĩ lúc này như những "chiến binh" và họ đã nỗ lực hết mình để giúp từng bệnh nhân của mình chiến đấu với Covid 19.

(Nguồn: vtv.vn)

Bác sĩ trong tâm dịch 115: Làm việc 200 - 300% sức lực, chỉ lơ là 1 phút là có thể lây nhiễm Covid-19

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương – Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM cùng với đồng nghiệp suốt 3 tháng miệt mài với việc cấp cứu ngoại viện. Mệt mỏi tan biến hết khi người bệnh tiếp cận được với cơ sở y tế.

TIN MỚI NHẤT