Chuyên gia chia sẻ bí quyết ăn mận giúp ngừa bệnh tiểu đường, tăng cường sức khỏe, cảnh báo nhóm đối tượng không nên dùng

Sống khỏe 27/05/2024 16:12

Mận là loại quả mùa hè có chỉ số đường huyết thấp nên không làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên ăn như thế nào là đúng không phải ai cũng biết.

Mận loại quả tốt cho người bệnh tiểu đường

Trong quả mận có nhiều chất xơ, ít đường, có vị ngọt thanh khi chín và vị chua khi còn xanh. Theo nghiên cứu, trong 100g mận có chứa khoảng 16g đường, xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết thấp nên không làm tăng lượng đường trong máu.

Hơn nữa, kali trong mận còn hỗ trợ kiểm soát huyết áp, bằng cách loại bỏ natri khi người bệnh đi tiểu, giảm căng thẳng ở thành mạch máu, hạn chế nguy cơ biến chứng do tiểu đường.

Các chuyện gia dinh dưỡng còn cho biết thêm, tromg một cốc mận cắt lát (100g) có thể đáp ứng khoảng 8% nhu cầu chất xơ của cơ thể, làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.

Chuyên gia chia sẻ bí quyết ăn mận giúp ngừa bệnh tiểu đường, tăng cường sức khỏe, cảnh báo nhóm đối tượng không nên dùng - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Không những vậy, mận còn là loại quả giàu prebiotic - chất xơ thực vật nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong ruột, giúp đường ruột ổn định, cân bằng có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường. Ăn mận thường xuyên có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất adiponectin, một loại hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Người bệnh tiểu đường ăn mận thế nào là đúng?

Chia sẻ trên Nhịp sống Việt, cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho rằng mận còn là một thứ quả thân thiện đối với người có đường huyết cao cũng như bệnh nhân tiểu đường. Thậm chí, Đông y còn coi quả mận là một trong những loại quả kiểm soát đường huyết hàng đầu.

Tuy vậy mận cũng không phải là món dễ ăn với mọi người, vì loại quả này mang vị chua đặc trưng. Vì thế, để có thể hấp thu được các chất thiết yêu từ loại quả này chúng ta có thể ăn theo các cách sau: Ép mận, làm sữa chua, sinh tố mận, hoặc ăn chế biến thành các món như salad cùng với hoa quả khác

Đặc biệt, tím như mận hậu còn có chứa thêm chất chống oxy hóa khác là anthocyanin và phytochemical. Các chất này góp phần kiểm soát triệu chứng bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra, chất chống oxy còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương tế bào và mô có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, Alzheimer, Parkinson và ung thư.

Chuyên gia chia sẻ bí quyết ăn mận giúp ngừa bệnh tiểu đường, tăng cường sức khỏe, cảnh báo nhóm đối tượng không nên dùng - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Đây là một loại quả có chứa khá nhiều chất dinh dưỡng cũng như bảo vệ sức khỏe tốt, thế nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều vì sẽ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: "Mận có nhiều chất chua có khả năng phân giải Ca-P, protein trong cơ thể, ăn quá nhiều sẽ không tốt".

Ngoài ra, ăn quá nhiều mận cũng có thể khiến bạn bị nóng trong, làm nổi mụn nhọt, phát ban, nhất là những người có cơ địa nóng trong. Đặc biệt, bà bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường, khi ăn nhiều mận vì có thể sinh phát ban, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Theo các chuyên gia để đảm bảo tốt nhất bạn chỉ nên ăn 5-10 quả/ngày.

4 nhóm người không nên ăn mận

Người bị bệnh dạ dày

Mận là loại quả có vị chua, chứa hàm lượng axit cao có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, đặc biệt là ở trẻ em. Những đối tượng đang mắc bệnh dạ dày được khuyến cáo không nên ăn nhiều vì sẽ làm bệnh tình thêm trầm trọng hơn

Người mắc bệnh thận

Lượng oxalate dồi dào trong quả mận có thể làm cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này sẽ gây ra hiện tượng kết tủa trong thận, sau một thời gian dài có thể gây ra sỏi thận và sỏi bàng quang. Khuyến cáo những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không nên ăn.

Người bị nóng trong

Đông y cũng khẳng định, ăn quá nhiều mận có thể gây ra hiện tượng nóng trong, sinh nhiệt và gây nên mụn nhọt trong cơ thể. Phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt nóng hơn người bình thường chính vì vậy nên tránh ăn mận kẻo sinh phát ban hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Người chuẩn bị phẫu thuật

Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng, mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Do tác dụng giảm lượng đường trong máu của mận, người vừa trải qua phẫu thuật không nên tiêu thụ mận. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh dừng ăn mận 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Lưu ý: Để đảm bảo vệ sinh cho loại quả mùa hè này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyên rằng chúng ta nên ngâm qua mận với nước muối pha loãng. Đây là cách loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn một cách tốt nhất. Vì ăn mận chúng ta ăn cả vỏ nên ngâm với nước muối từ 15 đến 20 phút là phương pháp tối ưu nhất mà mọi người cần thực hiện trước khi ăn

Phụ nữ bỗng nhiên có ham muốn cao, cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm không nên xem thường

Nếu bạn đang gặp phải trường hợp này thì tốt nhất cần đến bệnh viện để kiểm tra, tránh lâu dài thêm nhiều hệ quả nhé!

TIN MỚI NHẤT