Thực hư thông tin 'mủ măng cụt + đường mía' tạo ra chất độc, chuyên gia giải đáp

Dinh dưỡng 22/05/2023 09:47

Có thông tin cho rằng "Mủ măng cụt xanh kỵ đường mía, nếu kết hợp có thể gây ngộ độc và gây tử vong", vậy thực hư chuyện này là thế nào?

Thời gian gần đây, các loại quả như măng cụt, mãng cầu được mạng xã hội chia sẻ rầm rộ, nhất là những bài viết liên quan đến các món ăn đang tạo ra 'trend hot' từ nguồn thực phẩm này. 

Tuy không phải món ăn mới, song, gỏi gà măng cụt cũng bất ngờ gây “sốt” trên nhiều diễn đàn và nhanh chóng tạo thành trào lưu ẩm thực, hút khách “bắt trend”.

Cũng bởi sức hút của món gỏi cùng tên mà măng cụt xanh – nguyên liệu chính làm nên thứ đặc sản này cũng được thực khách tìm mua, dù giá cao gấp cả chục lần măng cụt chín. “Măng cụt xanh nhiều mủ, việc sơ chế khá tốn công sức và thời gian. Theo chị Đào - một chủ quán thông tin trên VietNamNet cho hay, để làm gỏi gà măng cụt ngon phải chọn quả có vỏ cứng, hơi xanh, còn ương hoặc vàng nhẹ nhưng già đủ độ. Người ta phải gọt vỏ măng cụt dưới vòi xả nước liên tục để làm sạch mủ (nhựa) vàng, sau đó lại ngâm nước đá để giữ màu, tăng độ giòn và giảm chát. Sau đó, măng cụt được thái thành các lát mỏng, có tạo hình bông hoa đẹp mắt rồi trộn với giấm và đường hoặc chanh để tránh bị thâm.

Thực hư thông tin 'mủ măng cụt + đường mía' tạo ra chất độc, chuyên gia giải đáp - Ảnh 1
Gỏi gà măng cụt là món hot trend. Ảnh: Internet

Khi làm gỏi, người ta vớt măng cụt ra cho ráo nước rồi trộn đều tay với thịt gà xé sợi, cà rốt nạo, hành tây và rau răm, nêm nếm gia vị như muối, đường, hành phi, lạc rang.

Tuy nhiên mới đây trên mạng xã hội đang xôn xao một thông tin cho rằng: Mủ măng cụt kỵ đường mía, nếu kết hợp có thể gây ngộ độc và gây tử vong. Do đó, nhiều người cho rằng món măng cụt trộn gỏi cũng có thể gây độc vì đó là món ăn có sự hòa trộn giữa măng cụt xanh và đường. Vậy lời khuyên của chuyên gia về vấn đề này như thế nào?

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) thông tin trên Báo Phụ Nữ Việt Nam, quả măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L., có vị chát. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ, có tác dụng trị tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn kinh nguyệt…

Trả lời về câu hỏi, mủ măng cụt có kỵ đường mía hay không, lương y Sáng cho rằng trước hết phải hiểu rõ về tác động của mủ măng cụt đến cơ thể.

Thực hư thông tin 'mủ măng cụt + đường mía' tạo ra chất độc, chuyên gia giải đáp - Ảnh 2
 Măng cụt xanh được sử dụng nhiều thời gian gần đây. Ảnh: Internet

"Phần nhựa của quả măng cụt cũng giống như các loại quả khác đều không có lợi cho sức khỏe. Bởi bản chất nó là thứ giúp cho trái cây chống lại côn trùng và các vấn đề sâu hại khác... Việc gây hại đến đâu còn tùy vào việc chúng ta ăn ít hay nhiều. Phần lớn nhựa trái cây chỉ gây ra tác hại cho hệ tiêu hóa, gây táo bón, đau bao tử, đau dạ dày", lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng thông tin trên Báo Phụ Nữ Việt Nam.

Cũng theo vị chuyên gia, trong y học cổ truyền hiện chưa có ghi chép nào nói rằng nhựa quả măng cụt kỵ với đường mía. Trong y học hiện đại lại càng không. Ngay cả các nước châu Âu, họ vẫn điều chế cả quả măng cụt làm nước uống. Thông tin nhựa măng cụt kết hợp đường mía rồi gây độc, gây chết người là không chính xác. Có chăng gây hại là do ăn quá nhiều nhựa măng cụt mà thôi.

Tuy nhiên vị chuyên gia nhấn mạnh: Việc ăn nhựa măng cụt là điều ít khi xảy ra trong cuộc sống, vì phần lớn mọi người chỉ ăn phần cùi, chứ không ăn phần vỏ. Phần cùi của quả măng cụt xanh giòn ngọt, không độc hại, do đó mọi người có thể sử dụng tùy theo nhu cầu. Có thể dùng làm món tráng miệng, hay là làm gỏi mà không có vấn đề gì cho sức khỏe.

Thực hư thông tin 'mủ măng cụt + đường mía' tạo ra chất độc, chuyên gia giải đáp - Ảnh 3
Thực hư thông tin măng cụt kỵ đường mía gây độc. Ảnh: Internet

 

Lương y Sáng chỉ lưu ý rằng khi dùng măng cụt xanh nên gọt sạch vỏ. Dù vỏ măng cụt có thể được điều chế để làm thuốc. Tuy nhiên để trở thành một bài thuốc hoàn chỉnh, nó phải được điều chế bằng cách sao, hấp và cần được kết hợp với nhiều nguyên liệu khác... chứ không thể ăn sống. Do đó, mọi người tuyệt đối không nên ăn vỏ măng cụt, nhất là vỏ măng cụt xanh vì rất nhiều nhựa.

Những lưu ý khi ăn măng cụt

Tuyệt đối không ăn măng cụt trước bữa ăn

Măng cụt có vị chua, có chứa hàm lượng axit lactic cao. Do đó, ăn măng cụt khi đói có thể khiến bạn bị đau dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất cho bạn là sử dụng măng cụt như một món trái cây tráng miệng sau bữa ăn.

Không nên ăn quá nhiều măng cụt

Măng cụt có vị chua cùng hàm lượng chất xơ cao, bởi vậy mà không nên thường xuyên sử dụng loại trái cây này hàng ngày. Bạn là chỉ nên sử dụng măng cụt khoảng 2 đến 3 lần một tuần. Mỗi lần không nên ăn quá 1kg để đảm bảo sức khỏe.

Thực hư thông tin 'mủ măng cụt + đường mía' tạo ra chất độc, chuyên gia giải đáp - Ảnh 4
Những lưu ý khi ăn măng cụt. Ảnh: Internet

Không ăn khi uống nước có ga

Măng cụt với nước có ga là một sự kết hợp đại kỵ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bạn. Nguyên nhân chính là do măng cụt chứa rất nhiều axit còn nước có ga chứa toàn đường nhân tạo. Chính vì vậy, đừng ăn chúng gần nhau.

Những người không nên ăn măng cụt

Bệnh nhân ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của liệu pháp xạ trị cũng như thuốc hóa trị.

Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và tiêu diệt khối u. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do và đã được chứng minh là yếu tố trở ngại trong điều trị ung thư.

Người bị bệnh về tiêu hóa

Một nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều hơn 30g măng cụt có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy tạm thời. Tương tự như vậy, sử dụng quá nhiều măng cụt có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón ở bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và gây biến chứng liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường. Trong trường hợp này, nên giảm khẩu phần ăn xuống mức an toàn.

Người bị bệnh đa hồng cầu

Đa hồng cầu là một rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến tăng số lượng hồng cầu trong máu. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh này nên tránh sử dụng măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng của hồng cầu.

Thai phụ và phụ nữ cho con bú

Trái cây này không phải là một lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cũng như trẻ sơ sinh. Nó cũng là không thích hợp cho người bị dị ứng với các loại hoa quả khác. Tác dụng phụ khác của măng cụt bao gồm mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, giấc ngủ bị gián đoạn, buồn nôn liên tục, khó thở, choáng váng ánh sáng và chóng mặt. Việc sử dụng măng cụt nên dừng lại ngay lập tức nếu xuất hiện bất kỳ các dấu hiệu và triệu chứng trên. Hầu hết các tác dụng phụ của măng cụt là tạm thời và có thể được khắc phục dễ dàng bằng cách giảm hàm lượng sử dụng.

 

Nhà ai có bố mẹ mắc bệnh cao huyết áp đừng nên nấu 3 món này bởi sẽ khiến huyết áp tăng vọt, ăn nhiều cẩn thận tai biến bất cứ lúc nào

Việc thay đổi chế độ ăn có thể làm giảm đáng kể tình trạng tăng huyết áp. Nên tránh 3 thực phẩm khiến huyết áp tăng vọt, ăn nhiều cẩn thận tai biến bất cứ lúc nào.

TIN MỚI NHẤT