Loại hạt được mệnh danh là 'nhân sâm' ngũ cốc có tận 5 tác dụng quý giá: 4 kiểu người này không nên ăn kẻo 'rước bệnh'

Dinh dưỡng 02/08/2023 14:13

Hạt lạc (đậu phộng) được trồng phổ biến tại Việt Nam mang đến rất nhiều lợi ích cho con người. Lạc chứa các dưỡng chất quý báu giúp cải thiện sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, 4 kiểu người này không nên ăn.

Lợi ích dinh dưỡng của 'nhân sâm' ngũ cốc

Theo Medlatec, loại hạt giòn ngọt và dễ ăn này có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chúng có thể được dùng để chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn, đặc biệt là những món ăn vặt thơm ngon.

Thành phần của lạc bao gồm chất đạm, chất xơ, chất béo, các khoáng chất (Magie, Folate, Vitamin E, Đồng, Arginine), chất carbohydrate, đường,… Đậu phộng cũng là thực phẩm có hàm lượng calo khá cao, chứa nhiều dầu nên còn được dùng để ép dầu. Dầu đậu phộng rất được ưa dùng vì có nguồn gốc thực vật và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Loại hạt được mệnh danh là 'nhân sâm' ngũ cốc có tận 5 tác dụng quý giá: 4 kiểu người này không nên ăn kẻo 'rước bệnh' - Ảnh 1
Lạc (đậu phộng). Ảnh: Internet

+ Có lợi đối với tim mạch

Nhiều người cho rằng đậu phộng chứa nhiều chất béo. Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng chất béo trong lạc là chất béo không bão hòa cao, giống như thành phần trong quả óc chó, hạnh nhân. Các chất này có tác dụng tốt đối với việc làm giảm mức cholesterol, ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông nhỏ. Nhờ vậy có thể làm giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

+ Tốt cho người bị tiểu đường

Lượng đường trong đậu phộng rất thấp, chất béo an toàn nên đây là thực phẩm cung cấp chất đạm và chất béo tốt cho người bị đái tháo đường. Tiêu thụ đậu phộng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu, ngược lại, đây là nguồn thực phẩm tự nhiên cung cấp lượng calo cần thiết cho những người tiểu đường phải ăn kiêng hoặc cả những người có nguy cơ cao bị tiểu đường.

Loại hạt được mệnh danh là 'nhân sâm' ngũ cốc có tận 5 tác dụng quý giá: 4 kiểu người này không nên ăn kẻo 'rước bệnh' - Ảnh 2

Đậu phộng là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

 

+ Tốt cho trí não

Trong đậu phộng có chứa nguồn Vitamin B3 và niacin khá dồi dào. Đây được xem là nguồn cung cấp các chất thiết yếu này rất dễ hấp thụ cho cơ thể, giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện hoạt động của não bộ. Bên cạnh đó, nguồn niacin có trong hạt lạc còn có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

+ Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư

Dầu đậu phộng không chỉ là dầu thực vật tốt cho sức khỏe tất cả mọi người. Dầu và bơ đậu phộng cũng được nghiên cứu là thực phẩm có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số loại tế bào ung thư. Trong đó điển hình có ung thư biểu mô tuyến.

+ Tốt cho sự phát triển của thai nhi

Trong hạt lạc có chứa hàm lượng acid folic khá dồi dào. Đây là dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ. Đặc biệt là ngăn chặn dị tật ống thần kinh. Vậy nên, các mẹ bầu không bị ứng đậu phộng hoàn toàn có thể bổ sung hoạt hạt này vào thực đơn dưỡng thai của mình mỗi ngày.

4 nhóm người không nên ăn hạt lạc

Theo Phụ nữ Pháp luật, mặc dù rất tốt, song 4 nhóm người sau đây không nên ăn quá nhiều lạc:

+ Người đã cắt bỏ túi mật

Trong trường hợp bệnh túi mật nghiêm trọng, khiến bạn phải cắt bỏ túi mật, bạn không nên ăn lạc. Loại hạt này chứa nhiều chất béo, trong khi việc cắt bỏ túi mật khiến dịch mật tiết ra ít hơn, nếu ăn nhiều lạc sẽ làm tăng gánh nặng cho gan.

Loại hạt được mệnh danh là 'nhân sâm' ngũ cốc có tận 5 tác dụng quý giá: 4 kiểu người này không nên ăn kẻo 'rước bệnh' - Ảnh 3
Những nhóm người không nên ăn lạc. Ảnh: Internet

+ Người bị bệnh gút

Lạc là loại thực phẩm có hàm lượng purin trung bình, dễ làm tăng nồng độ axit uric sau khi vào cơ thể con người. Do đó, khi bị gút, bạn không nên ăn lạc.

+ Người bệnh tiểu đường

Hàm lượng đường trong lạc tuy không cao nhưng hàm lượng chất béo cao, nếu không xử lý kịp thời sẽ chuyển hóa thành đường, không có lợi cho việc ổn định lượng đường trong máu.

 + Người bị bệnh dạ dày ruột mãn tính

Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh như thủng dạ dày, loét dạ dày cũng nên tránh ăn lạc, bởi vì lạc có hàm lượng calo cao, sau khi nhai, vụn lạc sẽ bám vào thành dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình lành vết loét.

Nhìn chung, ở góc độ dinh dưỡng, lạc quả thực là một loại thực phẩm quý, đặc biệt khi ăn đúng cách, bạn có thể nhận được những lợi ích bảo vệ đường tiêu hóa, bổ sung canxi và chống lão hóa nêu trên.

Tuy nhiên, loại hạt này dù rẻ và bổ dưỡng nhưng lại không phù hợp với khẩu vị của 4 đối tượng kể trên, ngược lại rất dễ làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Lưu ý gì khi ăn lạc?

Theo Thanh Niên, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn khoảng 42 gram, tức là khoảng 16 hạt đậu phộng mỗi ngày. Một số người thậm chí còn đề xuất ăn một nắm tay (handful) đậu phộng mỗi ngày, đặc biệt là khi bạn đói và bạn không muốn ăn một thứ gì đó có thể khiến bạn tăng cân.

Theo Tiền Phong, những lưu ý sau bạn cần cẩn trọng:

+ Không được ăn lạc đã mốc, mùi lạ

Nhiều người thường tiếc rẻ bỏ đi những hạt lạc đã mốc vì nghĩ chúng vô hại. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không được ăn lạc mốc.

Độc tố vi nấm có tên là aflatoxin, rất bền vững ở nhiệt độ cao. Rang hay luộc chỉ có thể làm chết các bào tử mốc và làm giảm được phần nào độc tính chứ không phá hủy được hoàn toàn độc tố.

Ăn phải lạc mốc sẽ bị nhiễm độc thần kinh, biểu hiện bằng các triệu chứng như co giật, liệt, rối loạn vận động, tổn thương thận; xuất huyết, hoại tử và thoái hóa gan.

Ăn thường xuyên, ít một cũng gây rối loạn chức năng gan, dẫn đến xơ và ung thư gan. Đây là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất qua đường miệng.

+ Không ăn lạc đã mọc mầm

Khi chọn lạc để chế biến, bà nội trợ có thể không quan sát kỹ nên không phát hiện ra những hạt lạc bị nảy mầm. Những hạt lạc này cần được bỏ đi vì chúng đã nhiễm nấm mốc cực kỳ nguy hiểm.

Theo các nhà khoa học, trong lạc mọc mầm hoặc đã bị mốc có chứa rất nhiều loại nấm mốc có độc, trong đó một loại nấm mốc được đề cập đến nhiều nhất chính là chất độc Hoàng khúc.

Qua nhiều nghiên cứu có thể thấy chất độc này có độc tính rất mạnh với tuyệt đại đa số động vật và có tác dụng gây ung thư rõ rệt khi được thử nghiệm ở vật nuôi.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, lạc mọc mầm và lạc mốc có thể bị ô nhiễm bởi chất độc Hoàng khúc, nếu được sử dụng làm thức ăn sẽ gây hại cho sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, lượng dinh dưỡng có trong lạc sẽ bị nấm mốc tiêu thụ khiến chúng giảm giá trị rất nhiều so với lạc không bị mốc và mọc mầm.

+ Không ăn lạc khi bạn đang bị ho

Khi bị ho, bạn không nên ăn lạc vì lạc có chứa lượng dầu lớn. Chính điều này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm. Bởi thế, lạc không phải là thực phẩm khuyên được dùng khi bị ho.

 

Loại gia vị được gọi là "vàng đen" vừa dùng để nấu ăn vừa có tác dụng như thảo dược chữa bệnh

Tiêu đen là một thảo dược quý và có đa dạng cách sử dụng để chăm sóc sức khỏe cả gia đình.

TIN MỚI NHẤT