Không chỉ thịt chín tái, rau sống, ốc luộc có nguy cơ nhiễm sán vì lí do được bác sĩ cảnh báo

Dinh dưỡng 13/07/2023 11:50

Ốc là món ăn phổ biến của người Việt, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu chế biến chưa đúng cách có thể tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, cụ thể là sán lá gan nhỏ.

Ký sinh trùng phổ biến gây bệnh phức tạp

Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Medlatec đã tham vấn y khoa theo BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, nhiễm trùng não do giun sán là một dạng bệnh không hiếm gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới. Nguyên nhân là do người bệnh nhiễm phải ấu trùng giun sán. Đây là một dạng ký sinh trùng thường gặp ở hệ thần kinh, gây nên bệnh lý với những biểu hiện nguy hiểm, có thể gây biến chứng phức tạp.

Có đến khoảng 20 loài giun sán mà con người có thể lây nhiễm, chúng ký sinh và gây ra các bệnh lý về thần kinh. Mỗi loại giun sán ký sinh và gây bệnh sẽ có những biểu hiện và mức độ khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là các dạng sau:

Không chỉ thịt chín tái, rau sống, ốc luộc có nguy cơ nhiễm sán vì lí do được bác sĩ cảnh báo - Ảnh 1
Có đến khoảng 20 loài giun sán mà con người có thể lây nhiễm. Ảnh: Internet

- Bệnh do sán dây lợn

- Nhiễm trùng não do bệnh giun gnathostoma

- Nhiễm giun đũa chó

- Một số loại giun sán khác

Ấu trùng giun sán khi đi vào cơ thể sẽ xâm nhập các mô, tạo nên các nốt cứng trên bắp thịt, nhất là ở mô dưới da, vùng mắt và não. Chúng gây tổn thương và gây bệnh viêm màng não nghiêm trọng, làm giảm thị lực, thậm chí là mù mắt. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng phức tạp. Bệnh nhân dễ bị rối loạn thần kinh, mất tri giác, động kinh, hôn mê và tử vong.

Biểu hiện nhiễm giun, sán?

Theo VnExpress, khi bị nhiễm giun sán, cơ thể thường có biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, nôn và buồn nôn... Một số trường hợp ấu trùng giun sán lạc chỗ, có thể chui lên mắt, não gây các biến chứng nặng nề hoặc tử vong nếu không được phát hiện sớm.

Trẻ bị giun sán thường biếng ăn, còi cọc, kém phát triển, thiếu máu, chậm lớn, tóc thưa rụng, dẫn đến "bụng ỏng, đít teo". Thai phụ có thể suy dinh dưỡng, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi... Những người cao tuổi sức khỏe yếu, nếu nhiễm giun còn có thể gây nên tình trạng suy nhược nghiêm trọng.

Không chỉ thịt chín tái, rau sống, ốc luộc có nguy cơ nhiễm sán vì lí do được bác sĩ cảnh báo - Ảnh 2

Nguy cơ bị nhiễm giun sán khi ăn ốc luộc: Lời khuyên của bác sĩ. Ảnh: Internet

Ăn ốc luộc có bị nhiễm giun sán?

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Huy Thọ, Phó giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ - Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương chia sẻ trên VnExpress, vỏ ốc rất dày và cứng, vì vậy, phải mất nhiều thời gian để thịt ốc bên trong có thể chín hoàn toàn. Với ốc nướng, có khi vỏ ốc cháy nhưng bên trong chưa chín. Trong khi đó, nhiều người thấy vỏ ốc cháy xém, nghĩ là ốc đã chín và lấy ra ăn. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị nhiễm sán từ ốc.

Thực tế, ốc bán tại các hàng quán thường chỉ được nấu ở mức vừa chín tới vì nấu chín kỹ sẽ dai, mất độ giòn. Chính cách chế biến này khiến nguồn lây bệnh ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Nhiều trường hợp nhiễm sán lá gan nhỏ chia sẻ bản thân không bao giờ ăn đồ ăn sống như gỏi cá hay tôm, song khi khai thác kỹ hơn, họ nói thường xuyên ăn ốc luộc ngoài hàng.

Không chỉ thịt chín tái, rau sống, ốc luộc có nguy cơ nhiễm sán vì lí do được bác sĩ cảnh báo - Ảnh 3
Nhiễm sán từ ốc luộc có nhiều khả năng xảy ra. Ảnh: Internet

Ấu trùng sán lá gan nhỏ khi vào cơ thể người sẽ vào dạ dày, rồi xuống tá tràng sau đó ngược theo đường mật lên gan. Khi xâm nhập vào mô gan, sán non phát triển thành sán trưởng thành, đẻ trứng trong ống dẫn mật. Sau một tháng xâm nhập, sán trưởng thành và đẻ trứng. Sán lá gan nhỏ tuy không gây bệnh cấp tính nhưng nếu không được chẩn đoán chính xác, người nhiễm có nguy cơ bị cắt bỏ gan hay chẩn đoán nhầm bệnh khác.

Cách phòng nhiễm giun sán

Theo Tuổi Trẻ, để đề phòng bệnh giun sán, điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước sạch, nhất là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh cho trẻ…

Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không đi chân đất, vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó và gây bệnh. Quần áo của người mắc giun nên thay giặt thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun.

Phân của trẻ có giun cũng cần phải được xử lý, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Đối với trẻ nhỏ, không để trẻ lê la dưới đất, nhất là không mặc quần thủng đít; Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em trên 2 tuổi và người lớn.

Đậu bắp không chỉ 'khắc tinh' với ung thư mà còn chữa bệnh xương khớp hiệu quả: Cách ngâm nước đậu bắp đơn giản không nên bỏ qua

Nước uống đậu bắp cực kì tốt cho sức khỏe, giúp chữa bệnh xương khớp, sưng đau: Dưới đây là cách ngâm đơn giản

TIN MỚI NHẤT