Sống chậm tuổi xế chiều: Gió xa chẳng bằng nắng ấm bên thềm

Xã hội 24/07/2025 07:25

Khi bước qua tuổi 70, người ta thường nhìn lại đoạn đường đã qua nhiều hơn là ngóng về phía trước. Đời người đã đi đến đoạn cuối nơi mỗi sớm mai tỉnh dậy, thấy tay chân vẫn còn linh hoạt, đầu óc còn minh mẫn là một niềm hạnh phúc. Nhưng cũng chính ở đoạn này, rất nhiều người lại mải miết sống theo những lối cũ hoặc tự làm khổ mình bởi những điều tưởng chừng đúng đắn.

Đừng đi quá xa nếu hạnh phúc ở ngay gần

Người già có một khát vọng kỳ lạ: đi thật xa. Có người cả đời vất vả vì con cái, đến lúc nghỉ hưu lại khăn gói lên đường như để “đền bù” tuổi trẻ đã mất. Nhưng sau 70 tuổi, cơ thể không còn như xưa. Du lịch, thứ tưởng là phần thưởng đôi khi lại là gánh nặng, là cơn mệt kéo dài, là chuyến đi mà ta về trong xe lăn hoặc trên cáng cứu thương.

Có những điều đẹp đẽ nằm ngay bên thềm nhà. Một công viên nhỏ với hàng ghế đá cũ kỹ, một cây ngọc lan nở hoa bên hẻm nhỏ, tiếng trẻ con chơi đá cầu cuối buổi chiều… Không phải lúc nào phong cảnh xa cũng đáng để đánh đổi sức khỏe.

Sống chậm tuổi xế chiều: Gió xa chẳng bằng nắng ấm bên thềm - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Cháu là niềm vui, không phải nghĩa vụ

Người ta vẫn bảo tuổi già là để hưởng thụ, để sống chậm và sống cho mình. Nhưng nhiều ông bà lại dành hết thời gian sau nghỉ hưu để trông cháu, không phải vì rảnh rỗi mà vì nghĩ đó là trách nhiệm. Hễ con cái bận là tự mình gánh lấy. Hễ cháu nghỉ hè là thấy “đến lượt mình lo”.

Một đứa trẻ có thể dán mắt vào điện thoại cả ngày, ăn uống thất thường, thậm chí bất hợp tác… Và ông bà với trái tim đầy yêu thương nhưng cơ thể đã mỏi mệt, nhiều khi rơi vào trạng thái kiệt sức, vừa thương vừa bất lực.

Nhiều người già không dám than. Mỏi lưng cũng ráng, chóng mặt cũng cắn răng chịu, chỉ sợ con trách, cháu buồn. Nhưng nếu yêu thương mà khiến mình kiệt quệ thì đó không còn là hy sinh cao cả mà là đang lặng lẽ bào mòn chính mình.

Cháu là niềm vui nên hãy giữ cho mình quyền được vui với cháu chứ đừng biến thời gian ấy thành chuỗi ngày mệt nhoài. Trông cháu không phải là nghĩa vụ, càng không nên là toàn bộ cuộc sống sau tuổi 60. Hãy học cách chia sẻ với con cái, nói rõ giới hạn sức khỏe của mình và dũng cảm từ chối khi cần.

Giữ lại cho mình

Có người dành hết tiền dưỡng già cho con, nghĩ con cần thì cha mẹ không tiếc. Nhưng rồi đến khi đau bệnh, con thì lương thấp, nợ nần, tiền đâu mà lo? Giữ tiền không phải vì không thương con mà vì muốn không trở thành gánh nặng. Đó là sự chuẩn bị chu đáo nhất mà người già có thể làm cho mình và cho cả gia đình.

Sức khỏe không mua bằng viên thuốc màu mè

Quảng cáo thực phẩm chức năng nhắm vào người cao tuổi bằng những lời có cánh. Nhưng nếu ba bữa ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, vận động hợp lý thì đâu cần đến “thần dược”? Cơ thể cần sự chăm sóc đều đặn, không cần phép màu.

Đừng so đời mình với người khác

Người này có lương hưu cao, người kia đi du lịch Châu Âu… So sánh là con đường ngắn nhất dẫn đến khổ đau. Chỉ cần đủ ăn, đủ thuốc, con cháu không lấn ép, lòng mình thanh thản, ấy là phúc. Nếu có so, hãy so ai sống lâu hơn, ai khỏe hơn, ai cười đến tận cuối đường.

Sống chậm tuổi xế chiều: Gió xa chẳng bằng nắng ấm bên thềm - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Còn học là còn sống

Nhiều người già ngại học điện thoại, thấy phiền, thấy khó. Nhưng khi học được rồi sẽ thấy mình tự do hơn. Không cần nhờ ai đóng tiền điện, đặt xe, gọi đồ ăn. Có thể gọi video cho cháu ở xa, nghe giọng con mà lòng ấm lại. Học không để chạy theo ai mà để sống tự tại hơn.

Bạn đời – người bạn cuối cùng trên hành trình này

Có nhiều cặp vợ chồng già không nói với nhau câu tử tế nào mỗi ngày. Nhưng chính người bạn đời mới là người sẽ pha nước, bón cháo, xoa bóp đôi chân đau… Con cái có thể yêu thương nhưng không thể kề bên mỗi ngày. Thế nên đừng hơn thua với người cùng già. Cái ôm của người ấy có thể chữa lành cả cơn mệt.

Nhà là để sống, không phải để chứa

Người già hay giữ đồ, chiếc áo cũ 30 năm, cái hộp nhựa vỡ, bộ ấm chén sứt quai. Nhưng cứ giữ mãi, nhà sẽ biến thành kho mà tâm cũng nặng nề. Dọn dẹp là cách để buông bỏ để nhà thoáng, lòng cũng sáng.

Tiền vay, tình tan

Tiền đi rồi khó quay về. Kể cả con cái cũng nên cân nhắc. Có những mối quan hệ tốt đẹp chỉ vì chuyện vay mượn mà hóa thành xa lạ. Thương thì giúp bằng cách khác, đừng đặt đồng tiền làm phép thử của tình thân.

60 tuổi, sống là phải biết hưởng

Qua tuổi 60 mà vẫn tiếc miếng ăn, cái áo đẹp thì còn đợi đến khi nào? Mỗi người chỉ sống một lần. Hôm nay thích món bánh xưa mẹ từng làm thì cứ mua. Thấy chiếc khăn lụa đẹp thì cứ mang về. Đời sống là để tận hưởng, không phải là để kham khổ đến tận lúc xuôi tay.

Cảnh sát giao thông Thanh Hóa đẩy xe giúp dân trong mưa bão

Bão số 3 gây mưa lớn khiến nhiều phương tiện giao thông di chuyển khó khăn. Cảnh sát giao thông Thanh Hóa đã dầm mưa hỗ trợ người dân trên các tuyến phố bị ngập.