Đoạn sạt lở trên đường nông thôn liên khu vực Long Định - Long Thành - Thới Hưng (quận Ô Môn, TP Cần Thơ).
- Lào Cai: Mưa lớn gây sạt lở nhà máy thủy điện Nậm Lúc
- Sạt lở nghiêm trọng ở Yên Bái: Cụ bà 72 tuổi mất con, mất cả nhà, sống lay lắt trong căn lều dựng tạm ven đường
Theo thông tin báo Dân Trí, một vụ sạt lở xảy ra rạng sáng ngày 13/5 tại bờ trái sông Bằng Tăng (khu vực Long Định, phường Long Hưng, quận Ô Môn) khiến gần 50m đường giao thông, bị sụp xuống sông.

Báo cáo mới nhất của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phường Long Hưng cho biết, đơn vị đã bố trí lực lượng thực hiện "bốn tại chỗ", giăng dây, cắm biển báo, túc trực để hướng dẫn người dân di chuyển.
Thông tin ban đầu, vụ sạt lở không gây thiệt hại về người tuy nhiên làm hư hại hoàn toàn một đoạn đường nhựa nông thôn rộng khoảng 4m, dài gần 50m.

Trong năm 2024, trên địa bàn Cần Thơ cũng xảy ra vụ sạt lỡ bờ sông nghiêm trọng làm hư hỏng 10 căn nhà. Cụ thể, theo báo Thanh Niên, ngày 31/5, trên đoạn sông Bình Thủy (thuộc khu vực Bình Yên A, P.Long Hòa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) xảy ra vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng, ảnh hưởng 10 căn nhà của người dân. Vị trí sạt lở có chiều dài khoảng 70 m, ăn sâu vào bờ 8 m làm một phần phía sau của 10 căn nhà sạt xuống sông. May mắn vụ việc không gây thiệt hại về người, nhưng thiệt hại nặng về tài sản.
Hằng năm vào mùa mưa, địa bàn quận Ô Môn trở thành điểm nóng liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Trước tình hình sạt lở nguy cấp, hồi tháng 4, UBND TP Cần Thơ đã ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp, kè chống sạt lở sông Ô Môn.
Dự án do Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ) làm chủ đầu tư với tổng chiều dài 650m, kinh phí khoảng 130 tỷ đồng từ ngân sách TP, dự kiến hoàn thành vào năm 2026.