Các biện pháp ứng phó hữu hiệu khi bị đau nhức cơ thể sau tiêm vaccine ngừa COVID-19

Tin y tế 17/10/2021 12:27

Đau nhức cơ và cơ thể là một tác dụng phụ phổ biến của vaccine ngừa COVID-19. Một số cách sau có thể giúp bạn ứng phó với tình trạng trên.

Theo Sức khỏe và Đời sống, đau nhức cơ và cơ thể là một tác dụng phụ phổ biến của vaccine ngừa COVID-19. Chúng có thể ảnh hưởng đến vị trí tiêm, hoặc đau nhức ở các cơ khác của cơ thể. Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm: Đau, da đỏ và sưng tấy tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt…

Một số cách sau có thể giúp bạn ứng phó với tình trạng đau nhức cơ thể:

Tình trạng đau nhức ở cánh tay có thể kéo dài vài ngày do cơ thể vẫn đang phản ứng với vaccine. Để điều trị đau nhức cánh tay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyên bạn nên đắp một chiếc khăn sạch, mát và ướt lên vết tiêm. Chườm ấm cũng có thể hữu ích. Tuy nhiên, đau nhức cơ ở các vùng khác trên cơ thể cũng thường xảy ra sau khi tiêm chủng. Nếu cơ thể đau nhức kèm theo sốt, CDC khuyến cáo nên uống nhiều nước và mặc quần áo nhẹ. 

covid-19 1
Tình trạng đau nhức ở cánh tay có thể kéo dài vài ngày do cơ thể vẫn đang phản ứng với vaccine - Ảnh: Internet

Việc nghỉ ngơi và thư giãn cũng sẽ giúp cho việc chữa lành diễn ra thuận lợi. Tốt nhất là tránh tập thể dục trong 24 đến 48 giờ cho đến khi cơn đau giảm bớt. Mục tiêu của bước này là làm bất động khu vực và tạo cơ hội cho cơ thể phục hồi.

Nếu bạn đang bị đau cơ thể ở một khu vực cụ thể, nên nâng khu vực đó cao hơn mức tim. Điều này sẽ cho phép trọng lực di chuyển chất lỏng ra khỏi khu vực, sẽ làm giảm viêm và cảm giác khó chịu có thể đi kèm với nó.

Trong một số trường hợp có thể dùng một số thuốc giảm đau kháng viêm như thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen) theo hướng dẫn của bác sĩ. Các thuốc này có tác dụng giảm viêm, làm giảm đau nhức cơ hiệu quả.

Ngoài ra, thực hành hơi thở và thiền định là một cách chắc chắn để giúp kiểm soát cơn đau cơ thể mà bạn có thể gặp phải. Một số kỹ thuật thiền định, thở sâu có thể giúp kiểm soát cơn đau của cơ thể bao gồm:

1. Thở bằng lỗ mũi luân phiên

Thực hành thở này là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng, giúp cải thiện chức năng phổi và độ bền hô hấp, giảm nhịp tim và thúc đẩy sức khỏe tổng thể.

Để thực hiện bài tập này, hãy ngồi ở tư thế thoải mái, thẳng cột sống. Bạn sẽ đóng lỗ mũi bên phải bằng ngón tay cái bên phải và hít vào bằng bên trái. Tiếp theo, đóng lỗ mũi bên trái bằng ngón áp út của bạn để cả hai lỗ mũi đều đóng lại và tạm dừng. Cuối cùng, mở lỗ mũi bên phải của bạn và thả hơi từ từ qua bên phải, và lặp lại mỗi bên trong 5 đến 10 chu kỳ.

covid-19 2
Thực hành hơi thở và thiền định là một cách chắc chắn để giúp kiểm soát cơn đau cơ thể mà bạn có thể gặp phải - Ảnh: Internet

2. Thở bụng

Thở bụng từ 20 đến 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm lo lắng và giảm căng thẳng. Hít thở sâu có tác dụng tăng cường cung cấp oxy cho não và kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, tạo ra trạng thái tĩnh tâm. Thở bằng bụng nghe có vẻ đơn giản nhưng nó có thể mang lại những lợi ích lớn.

Để thực hành kỹ thuật này, cần thực hiện như sau:

Ngồi hoặc nằm thẳng ở một tư thế thoải mái. Đặt một tay lên bụng ngay dưới phần xoa và tay kia đặt trên ngực. Hít vào bằng mũi và để bụng đẩy không khí ra ngoài. Thở ra bằng đôi môi mím chặt.

Lặp lại ba đến mười lần hoặc khi cần thiết.

Trước thông tin bệnh viện rút quân mang theo cả trang thiết bị do nhà hảo tâm hỗ trợ TP HCM, Bộ Y tế nói gì?

Trên mạng xã hội gần đây xuất hiện luồng thông tin cho rằng khi các bệnh viện lớn rút về đã mang theo toàn bộ trang thiết bị, trong đó có cả những trang thiết bị các nhà hảo tâm hỗ trợ cho người dân TP HCM. Thứ trưởng Bộ Y tế vừa thông tin chính thức về vấn đề này.

TIN MỚI NHẤT