Ăn mật cá sống để chữa bệnh, người phụ nữ suy thận nặng

Tin y tế 07/05/2023 13:35

Đây là một trong những trường hợp cảnh báo cho chúng ta. Việc tự ý ăn mật cá để chữa bệnh khiến nhiều người gặp họa.

Theo thông tin, người phụ nữ bị bệnh tiểu đường, vì tin một số lời giới thiệu cũng như nóng lòng chữa bệnh, Các bác sĩ cho biết cô đã ăn mật của loài cá trôi có sẵn tại địa phương, trong 3 ngày liên tiếp, vì cô đang bị lượng đường trong máu rất cao.

Cô bị buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và phải chạy thận nhân tạo 2 lần. Sau khi tiến hành sinh thiết, bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm nặng ở thận.

Ăn mật cá sống để chữa bệnh, người phụ nữ suy thận nặng - Ảnh 1
Suy thận do tiêu thụ mật cá. Ảnh: Thanh Niên

Tiêu thụ mật cá sống là một thực tế phổ biến ở một số khu vực của châu Á. Theo quan niệm phổ biến, nó được cho là có thể chữa bệnh tiểu đường, hen phế quản, viêm khớp và rối loạn thị giác và các bệnh khác.

Các loài cá liên quan phổ biến nhất là cá trôi và cá chép, cả hai đều được tiêu thụ phổ biến.

Các bác sĩ đã cho bệnh nhân sử dụng steroid liều cao kết hợp điều trị hỗ trợ, đưa chức năng thận trở lại bình thường.

Mới đây thôi, thông tin trên Báo Tuổi Trẻ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long cho biết vừa cứu sống bệnh nhân Trịnh Hùng C. (50 tuổi, ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), sau khi bệnh nhân này nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy gan, thận rất nặng do uống mật cá éc để trị bệnh hen suyễn.

Theo bác sĩ Võ Văn Hạnh Phúc - phó trưởng khoa hồi sức tích cực - chống độc, lúc ở nhà bệnh nhân C. đã uống mật cá éc để trị bệnh hen suyễn. Sau khi uống được 30 phút, ông C. cảm thấy mệt, nhức đầu, da và mắt bị vàng, ói rất nhiều.

Ăn mật cá sống để chữa bệnh, người phụ nữ suy thận nặng - Ảnh 2
Sai lầm khi ăn mật cá chữa bệnh. Ảnh: Internet

Qua hơn 2 tuần điều trị tích cực, bù dịch, lọc máu liên tục, chức năng gan và thận của ông C. đã cải thiện.

Qua trường hợp ông C., bác sĩ Phúc thông tin trên Tuổi Trẻ cho biết cá éc là một loại cá nước ngọt sống chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long. Trong mật cá có chứa chất cyprinol sulfat, đây là chất gây độc cho cơ thể người. Độc tố này rất bền với nhiệt nên con người vẫn bị ngộ độc dù đã nấu chín.

Khi ăn phải mật cá éc, chất cyprinol sulfat sẽ gây ngộ độc cho các cơ quan nội tạng như suy thận cấp, nhiễm độc máu, hoại tử tế bào gan, tác động đến tim phổi gây suy hô hấp.

"Các loại mật cá nước ngọt như cá éc, trắm, chép, trôi... đều có chứa độc tố gây chết người. Khi chế biến, người dân phải loại bỏ triệt để mật cá. Mật cá không có tác dụng điều trị bệnh, bồi bổ cơ thể như lời đồn. Người dân tuyệt đối không ăn mật cá, sử dụng mật cá dưới bất kỳ hình thức nào", bác sĩ Phúc cảnh báo.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống Ở một số vùng, người dân có thói quen sử dụng mật cá để chữa bệnh vì nghĩ rằng mật cá có tác dụng nâng cao sức khoẻ, chữa được một số bệnh mạn tính như hen phế quản, đau lưng, viêm đại tràng… Người ta thường mách nhau nuốt sống cả túi mật hoặc pha với nước, rượu. Thực tế, các loại mật cá dòng cá chép như cá trắm, cá trôi, cá chép, cá hô, cá éc đều có thể gây ngộ độc. Cá càng to thì khả năng gây ngộ độc càng nhiều. Cá trôi chỉ nặng 0,5kg nhưng khi uống mật cá cũng gây suy thận cấp. Mật của cá trắm từ 3kg trở lên chắc chắn gây ngộ độc và có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Độc tố trong mật cá được xác định là Cyprinol sulfat, một acid mật C27. Khi vào cơ thể người gây độc tới các cơ quan nội tạng, cơ quan sinh sản và máu. Mặc dù ngộ độc các loại cá khác nhau, nhưng bệnh cảnh lâm sàng tương tự nhau, phù hợp với cùng một loại độc tố.

Để phòng ngừa ngộ độc khi ăn cá phải chọn cá tươi, không bị dập mật, vỡ bụng. Khi làm cá phải khéo léo bóc bỏ trọn bộ lòng, nhất là cá lớn. Nếu mật cá bị vỡ thì phải rửa cá nhiều lần cho thật sạch hoặc cắt bỏ phần đã bị dính mật màu xanh lá cây đậm trên bụng cá.

Giật mình phát hiện ung thư sau cơn đau mạn sườn, bác sĩ chuyên khoa ngoại cảnh báo

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức vùng mạn sườn phải, có khối di động, ấn vào đau, ngoài ra, bệnh nhân còn bị tiểu buốt, tiểu đêm.

TIN MỚI NHẤT