Chắc hẳn ai cũng bị nấc cụt không nhiều thì ít cũng vài lần trong đời, tuy rằng nấc cụt không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc. Khi bị nấc cụt thông thường, thay vì chờ đợi cơn nấc cụt khó chịu tự qua đi, bạn có thể áp dụng những cách chữa nấc cụt kéo dài sau.
- Mách mẹ 5 mẹo hay chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất
- Áp dụng ngay những mẹo kỳ lạ này, cơn nấc cụt sẽ biến mất trong tích tắc
1. Nguyên nhân gây nấc cụt
- Nấc cụt là gì?

Nấc cụt là triệu chứng thông thường xảy ra do kích thích dây thần kinh phế vị hoặc do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng trong vài giây, cường độ mạnh, dứt khoát. Luồng khí sẽ được tống ra khỏi buồng phổi và đi qua dây thanh âm vùng hầu - họng gây ra âm thanh đặc biệt của tiếng nấc. Nấc có thể gặp ở mọi lứa tuổi và hay gặp nhất ở trẻ nhỏ.

- Một số nguyên nhân gây nấc cụt gồm:
- Nấc tạm thời, không ảnh hưởng đến sức khỏe, không cần điều trị.
- Chủ yếu do dạ dày bị căng trướng do ăn uống quá nhanh, ăn nhiều thức ăn có chứa gia vị như ớt, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Uống nhiều các loại nước có ga, rượu.

- Suy nhược, mất ngủ, chán ăn, táo bón, xúc động đột ngột.
- Nấc kéo dài liên tục trên 48 giờ, hoặc thành chu kỳ.
- Hầu hết do các bệnh thuộc dạ dày - tá tràng gây tăng tiết dịch vị kích thích gây đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn. Một số trường hợp do mắc bệnh thần kinh hoành bị kích thích gây nấc.

- Viêm thực quản cấp hoặc mãn tính, tràn dịch màng phổi, viêm phổi … gây kích thích, chèn ép cơ hoành dẫn đến bị nấc.
- Viêm ống mật, viêm túi mật hoặc viêm tụy tạng .
- Do stress hoặc histeria, viêm não do vi khuẩn hoặc do virus, hoặc chấn thương sọ não.
- Nấc xuất hiện sau phẫu thuật dạ dày – tá tràng, mổ gan mật…
- Do sử dụng một số thuốc.
2. Cách chữa nấc cụt kéo dài
Nấc tạm thời thường xảy ra do sự có thắt tạm thời của cơ hoành và thường sẽ tự hết. Cơn nấc cụt khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, phiền toái. Để đợt cơn nấc cụt khó chịu qua nhanh hơn, bạn hãy áp dụng một số mẹo sau đây.
- Nín thở vài giây
Để cơn nấc cụt qua nhanh, bạn cần làm tăng lượng thán khí (CO2) trong máu. Thán khí sẽ làm giảm nấc cụt còn dưỡng khí (O2) làm tăng nấc.

Nếu trong lúc bị nấc, bạn hít nhiều hơi không khí đầy buồng phổi sẽ thấy nấc cụt xuất hiện ngay sau hơi thở này. Bạn hãy hít một hơi thật dài, thật sâu trong vài giây. Nín thở là cách để khí carbon dioxide chất đầy trong phổi và thư giãn cơ hoành.
- Nuốt khô một muỗng cà phê đường

Đây là cách chặn đứng cơn nấc cục chỉ tích tắc trong vài phút. Đối với trẻ em, bạn có thể pha nửa muỗng cà phê đường với 120 ml nước.

- Uống ly nước ngược
Bạn có thể áp dụng cách ngược đầu lại và uống một ly nước. Bạn lấy một ly nước lạnh, khum người tới trước và uống ngược sao cho mép ly đối diện với bạn và môi dưới bạn nằm trong vòng tròn của vành ly.

- Bịt lỗ tai
Bạn có thể áp dụng cách chữa nấc cụt kéo dài đó là dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt vào hai lỗ tai chừng nửa phút. Đây là hành động kích thích hệ thần kinh và làm hết nấc cụt. Mẹo vặt này cực hữu hiệu có kết quả trên 95% tổng số bệnh nhân.

Bịt lỗ tai giúp tác động vào dây thần kinh bên trong tai giúp bạn khỏi nấc
Trên đây là những phương pháp có tác dụng trên hầu hết số bệnh nhân. Hoặc bạn cũng có thể thử các mẹo vặt có hiệu quả khoảng 50% sau đây:
- Lè lưỡi
Thủ thuật này thường được các ca sĩ, diễn viên dùng khi biểu diễn. Cách lè lưỡi khi bị nấc sẽ giúp kích thích các dây âm thanh mở ra và giúp hít thở thông suốt, ngưng sự co thắt, có thể hết nấc cục.

- Tăng kích thích phế vị
Bạn nhắm mắt lại và dùng trỏ và ngón giữa hai bàn tay để day đều, nhẹ nhàng lên nhãn cầu.
- Dùng đá lạnh
Áp hai viên đá lạnh nhỏ vào cổ trong hơn một phút, bạn sẽ thấy hiệu quả cơn co giật biến mất nhanh chóng.
- Nhai và nuốt một miếng bánh mì khô.
Tuy nấc cụt không gây nguy hiểm nhưng nó thật tai hại khi đến không đúng lúc. Chẳng hạn lúc bạn đọc diễn văn, phỏng vấn, tỏ tình. Tùy điều kiện và thích kiểu nào bạn có thể áp dụng một trong những cách chữa nấc cụt kéo dài trên để nhanh hết nấc. Với trường hợp nấc cụt kéo dài liên tục trên 48 giờ, người bệnh cần phải đi khám bệnh viện để tìm nguyên nhân và được các bác sỹ tư vấn và hướng dẫn cẩn thận.