Người phụ nữ sau giấc ngủ đêm bị điếc đột ngột, nguyên nhân mắc phải do đâu ?

Sức khỏe 13/06/2023 10:19

Tỉnh dậy sau một giấc ngủ, người phụ nữ bỗng bị ù tai, không nghe rõ, mặc dù trước đó chị không có biểu hiện gì bất thường, cũng không hề có bệnh tiền sử về tai mũi họng.

Theo thông tin ghi nhận từ VietNamNet, vì nghĩ chỉ bị ù tai nhẹ bình thường và sẽ tự khỏi nên người phụ nữ 39 tuổi không đi khám. Đến ngày thứ 4, tình trạng ù tai phải càng nặng, gây choáng váng, đau nửa đầu, trong tai như có tiếng ve kêu, gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, chị mới đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) thăm khám.

Bệnh nhân được các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, đo thính lực, cho kết quả nghe kém tiếp nhận tai phải mức độ nặng.

Bác sĩ Vi Mạnh Cường, Khoa Liên chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, cho biết điếc đột ngột là bệnh lý cấp cứu, nếu không được điều trị trong 72 giờ đầu bệnh nhân sẽ đối mặt nguy cơ điếc, ù tai vĩnh viễn. Bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay sau khi xuất hiện ù tai để kịp thời điều trị.

Trường hợp nữ bệnh nhân 39 tuổi vào viện khi quá 72 giờ đầu nên khả năng hồi phục sẽ chậm và khó khăn. Sáng 13/6, sau 3 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã có cải thiện nhẹ, bớt ù tai, được đo kiểm tra sức nghe trong quá trình điều trị.

Người phụ nữ sau giấc ngủ đêm bị điếc đột ngột, nguyên nhân mắc phải do đâu ? - Ảnh 1
Người phụ nữ 39 tuổi bị điếc đột ngột sau một giấc ngủ - Ảnh minh họa: Internet 

Điếc đột ngột có thể xảy ra bất kể lứa tuổi nào. Trước đây, bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành và người lớn nhưng hiện nay có cả trẻ nhỏ. Thậm chí, trẻ 6-7 tuổi đã bị điếc đột ngột, việc phát hiện bệnh điếc đột ở trẻ nhỏ thường khó hơn người lớn.

Nguyên nhân gây điếc đột ngột

Hầu hết là điếc đột ngột không tìm thấy nguyên nhân, chỉ khoảng 10% những người được chẩn đoán điếc đột ngột tìm thấy được nguyên nhân như:

  • Do Virus: Các bệnh lý có thể gây bệnh điếc đột ngột như: Quai bị, thủy đậu, zona, HIV, cúm, sởi,…..
  • Do bệnh lý mạch máu: Tăng huyết áp, bệnh máu tăng đông,…
  • Do chấn thương gây rách màng nhĩ, dò ngoại dịch, vỡ xương thái dương, gây trật khớp xương con ( xương làm nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh),….
  • Do nhiễm độc: Ngộ độc thuốc nhóm Aminozid, ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc lá,…
  • Do rối loạn chuyển hóa: Đái tháo đường, tăng Lipid máu, suy giáp trạng, ….. gây thiếu máu của động mạch tai trong, dẫn đến nhiễm độc tai trong
  • Do miễn dịch: Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống,…
  • Do tổn thương thần kinh thính giác: U dây thần kinh số VIII, viêm dây thần kinh,…
  • Do rối loạn thần kinh: Rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng, stress,…

Phương pháp điều trị điếc đột ngột 

Phương pháp phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc corticosteroid. Trước đây, steroid được đưa ra ở dạng thuốc tiêm hoặc uống. Vào năm 2011, một thử nghiệm lâm sàng được hỗ trợ bởi Viện Quốc gia về điếc và các rối loạn giao tiếp khác (NIDCD) cho thấy tiêm intratympanic (tiêm xuyên nhĩ) có hiệu quả như steroid đường uống.

Steroid nên được sử dụng càng sớm càng tốt để có hiệu quả tốt nhất và thậm chí được khuyến cáo dùng sớm trước khi có kết quả của các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Nếu việc điều trị bị trì hoãn hơn hai tuần ( trên 14 ngày) thì tình trạng điếc ít có khả năng cải thiện hoặc giảm, hoặc mất thính lực vĩnh viễn.

Người phụ nữ sau giấc ngủ đêm bị điếc đột ngột, nguyên nhân mắc phải do đâu ? - Ảnh 2

Phương pháp phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc corticosteroid - Ảnh minh họa: Internet

Các phương pháp điều trị bổ sung sẽ là cần thiết nếu bác sĩ tìm ra nguyên nhân dẫn đến điếc đột ngột. Ví dụ: Điếc đột ngột là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu người bệnh đã dùng thuốc gây độc cho tai thì được khuyên nên chuyển sang loại thuốc khác. Hoặc do virus quai bị, zona,… sẽ phải điều trị thuốc kháng virus,…

Nếu bị mất thính lực nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị và/hoặc xảy ra ở cả hai tai, bác sĩ có thể khuyên người bệnh sử dụng máy trợ thính (để khuếch đại âm thanh) hoặc thậm chí phải cấy ốc tai điện tử (để kích thích trực tiếp các kết nối thính giác trong tai lên não).

Người phụ nữ nhập viện nguy kịch do nghe lời thầy lang chữa đau chân tay bằng ong đốt

Một người phụ nữ U50, có tiền sử đái tháo đường, thoái hóa cột sống được mách dùng ông đốt để giảm đau, hậu quả phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

TIN MỚI NHẤT