Hi hữu: Thai phụ 37 tuần tuổi may mắn giữ được con khi bị bỏng nặng do gia đình nướng cồn ăn mực

Sức khỏe 20/05/2023 17:41

Trong cơn nguy kịch vì bị bỏng cồn, sản phụ cũng bất ngờ chuyển dạ được các bác sĩ mổ bắt con khẩn cấp.

Theo thông tin từ Báo Gia đình và Xã hội, ngày 20/5, chị H.T.T. (28 tuổi, hiện sống tại TPHCM) được Bệnh viện Trưng Vương tiếp nhận điều trị do bị bỏng nặng. Chị vừa sinh em bé cách đây vài ngày ngay sau vụ bỏng xảy ra.

Khai thác bệnh sử ghi nhận, sản phụ đang mang thai 37 tuần, cận ngày sinh nên được gia đình tổ chức ăn tiệc liên hoan. Khi đang nướng mực bằng cồn, một người bất cẩn làm đổ cồn, khiến lửa bùng lên. Ba thành viên trong nhà bị bỏng, trong đó, có sản phụ và bà P.T.L. (58 tuổi, mẹ chị T.) bỏng 35% diện tích cơ thể.

Hi hữu: Thai phụ 37 tuần tuổi may mắn giữ được con khi bị bỏng nặng do gia đình nướng cồn ăn mực - Ảnh 1
Thai phụ vừa cấp cứu vừa trị bỏng khẩn cấp. Ảnh: Gia đình và Xã hội

Các nạn nhân được chuyển vào cấp cứu tại một cơ sở y tế tại TP.HCM. Trong lúc này, sản phụ chuyển dạ nên được đưa đến Bệnh viện Từ Dũ mổ bắt con khẩn cấp. Sau khi sinh con, chị được chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương vào ngày 16/5 trong tình trạng bỏng cồn 45% diện tích cơ thể.

Mẹ của sản phụ cũng được điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương. Hai bệnh nhân đều bị bỏng độ 2-3, có tình trạng sốc bỏng, được điều trị chống sốc, bù dịch, dùng kháng sinh, hỗ trợ dinh dưỡng.

Dự kiến, thời gian điều trị kéo dài nhiều tháng. Nếu thuận lợi, các bệnh nhân sẽ được cắt lọc, ghép da những vị trí bỏng sâu, tập vật lý trị liệu để hồi phục.

Hi hữu: Thai phụ 37 tuần tuổi may mắn giữ được con khi bị bỏng nặng do gia đình nướng cồn ăn mực - Ảnh 2
Thai phụ điều trị bỏng. Ảnh: Dân Trí

Theo Báo Pháp Luật Việt Nam, so với cồn nước, cồn khô an toàn hơn do ít gây cháy lan, tuy nhiên người dùng vẫn có thể bị bỏng nếu không tuân thủ một số chú ý sau đây: Không được lấy tay bỏ cục cồn vào bếp mà phải dùng kẹp gắp, đặc biệt khi bếp đang cháy; khi châm cồn nên dùng miếng giấy dài, tuyệt đối không được châm trực tiếp bằng diêm hoặc bật lửa.

Khi bị bỏng cồn cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng; cởi bỏ quần áo, giày dép đang cháy và dùng nước để dập lửa. Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ngay lập tức, nếu để sau 15-20’ sẽ không có tác dụng. Dùng băng gạc quấn chặt chỗ bỏng và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất. Trường hợp cơ sở y tế ở xa, cần cho bệnh nhân uống nước orezon để tránh sốc.

Tuyệt đối không làm vỡ đám rộp nước; không bôi bất cứ dầu, mỡ, kem đánh răng, rượu, muối, bùn… lên vết bỏng, để tránh làm nhiễm khuẩn vết thương, gây di chứng nghiêm trọng sau bỏng.

Hà Nội: Cảnh báo dịch sốt xuất huyết tăng nhanh, rà soát nơi có nguy cơ cao

Tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng nhanh trong thời gian tới.

TIN MỚI NHẤT