Trẻ 6 tuổi tử vong vì sắn luộc: Chuyên gia cảnh báo chất độc nguy hiểm nếu chế biến sai cách

Sống khỏe 23/06/2020 06:49

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, sắn là thực phẩm nhưng trong củ sắn có độc nếu không biết cách chế biến có thể gây ngộ độc cho người ăn.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nguyên sau khi ăn sắn luộc, một bé 6 tuổi qua đời, hai bé khác đang cấp cứu tại Bệnh viện vùng Tây Nguyên.

Bác sĩ H El Êban, Phó khoa Hồi sức cấp cứu - Nhi sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây cho biết, sức khỏe hai bé dần ổn định, không còn nôn, vẫn còn đau bụng từng cơn quanh rốn. Các bác sĩ đang tiếp tục theo dõi, điều trị.

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh –Viện Công nghệ thực phẩm trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội sắn có thể gây ngộ độc nhất là ăn sắn khi đói. Trong sắn cao sản chứa độc tố cyanhydric - loại độc tố làm cho các mô và cơ quan trong cơ thể không sử dụng được oxy gây suy hô hấp, hôn mê, trụy tim mạch, gấp mấy chục lần sắn thường.

Độc tố này có trong vỏ, ruột, lá sắn. Đặc biệt là lớp vỏ dày dưới màng hồng tím. Nếu trẻ nhỏ không biết lột vỏ sắn mà để nguyên lớp vỏ nướng, luộc ăn sẽ rất nguy hiểm.

Khi vào cơ thể, độc tố cyanhydric làm tế bào không hấp thụ được ôxy, gây ngạt tế bào khiến bệnh nhân khó thở. Bệnh có thể gây tử vong nếu nạn nhân không được can thiệp đúng cách và kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Thị Dụ - nguyên Giám độc trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết không chỉ sai lầm trong chế biến sắn gây ra ngộ độc. Nếu để sắn bị nấm, mốc gây ra vị đắng cũng có thể khiến người ăn bị ngộ độc. Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn.

Trẻ 6 tuổi tử vong vì sắn luộc: Chuyên gia cảnh báo chất độc nguy hiểm nếu chế biến sai cách - Ảnh 1

Bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy) và rối loạn thần kinh (váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, run, co giật, có khi tử vong); có trường hợp bị sốt, ho...

Triệu chứng thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa (100%), xuất hiện đột ngột 4-6 giờ sau ăn, nôn ra thức ăn, số lần nôn từ 4 - 10 lần. Tiếp theo là triệu chứng thiếu oxy tế bào. Biểu hiện hô hấp gặp trong 73,8 % các trường hợp. Rối loạn nhịp tim (33%) là biểu hiện muộn hơn các triệu chứng khác.

Khi bệnh nhân có biểu hiện của say sắn, những người xung quanh cần nhanh chóng gây nôn, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển ngay về khoa chống độc của bệnh viện để tiến hành điều trị.

Phòng ngộ độc sắn, PGS Thịnh cho biết khi chế biến sắn phải loại bỏ hết vỏ và phần đầu củ; ngâm qua đêm, khi luộc cho nhiều nước và mở vung cho chất độc thoát ra. Không nên ăn những củ sắn lâu năm, sắn dẻo không bở, sắn có vị đắng, đọt sắn non vì những loại này có chứa nhiều HCN.

Sắn đã chế biến (sắn khô, bột sắn) thường ít độc tính hơn sắn tươi nhưng PGS Thịnh khuyến cáo không nên ăn nhiều sắn lúc đói bụng, nên ăn kèm sắn với các loại thức ăn khác và tránh cho trẻ em ăn nhiều sắn phòng ngộ độc.

Cháu gái 3 tuổi ngộ độc nặng sau bữa cơm nhà, bà ngoại hối hận vì sai lầm khi luộc trứng gà, rất nhiều gia đình cũng mắc phải

Sau bữa ăn, Tiểu Đình bỗng trở nên mệt mỏi, xanh xao khác thường, sau đó cô bé liên tục nôn mửa. Quá sợ hãi, bà ngoại lập tức đưa cháu gái vào bệnh viện. Theo bác sĩ, Tiểu Đình đã bị ngộ độc nặng do ăn trứng gà.

TIN MỚI NHẤT