Chẳng phải nhân sâm, yến sào, cụ ông 95 tuổi thường xuyên sử dụng một món mà dẻo dai như thanh niên, bơi lội hẳn 2 tiếng

Sống khỏe 28/08/2023 15:43

Đã 107 tuổi nhưng bác sĩ Lưu không gặp vấn đề “ba cao” (huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao), không bị tiểu đường, thính giác vẫn bình thường, sức khỏe cũng tốt.

Cụ ông 95 tuổi vẫn bơi 2 tiếng, leo núi cao hơn 1.500m

Chia sẻ trên Báo Người Đưa Tin, khó ai có thể ngờ được một cụ ông 95 tuổi có thể leo lên đỉnh núi Thái Sơn (Trung Quốc) cao 1.545 mét, bơi qua hồ Nhật Nguyệt ở Đài Loan trong 2 tiếng và sau đó trở thành huyền thoại bơi lội,... Cụ ông đó chính là cựu trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhân dân số 1 Quảng Châu (Trung Quốc), Lưu Quân Khiêm.

Năm nay bác sĩ Lưu đã 107 tuổi, không gặp vấn đề “ba cao” (huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao), không bị tiểu đường, thính giác vẫn bình thường, sức khỏe cũng tốt. Để có được một cơ thể như vậy, ông Lưu có một phương pháp riêng đó là: tâm khoan dung, sống đơn giản, ăn ngon ngủ ngon.

Chẳng phải nhân sâm, yến sào, cụ ông 95 tuổi thường xuyên sử dụng một món mà dẻo dai như thanh niên, bơi lội hẳn 2 tiếng - Ảnh 1
Cụ ông dẻo dai như thanh niên. Ảnh: Internet

Về chế độ ăn uống, ông chú trọng ăn nhiều rau củ quả, các loại đậu, trái cây sấy khô, cá, sữa, ăn ít thịt đỏ, uống ít rượu vang đỏ, ăn no 70%, ít đường và nhiều giấm. Nhờ đó ông có thể tránh xa được nhiều bệnh tuổi già.

Đặc biệt, mỗi ngày ông không thể thiếu một bát cháo vào bữa sáng. Tuy nhiên cháo của ông không phải cháo trắng đơn giản mà cháo ngũ đậu, nấu từ 5 loại đậu khác nhau. 5 loại đậu trong bát cháo của bác sĩ Lưu đều có những giá trị dinh dưỡng riêng tốt cho sức khỏe.

- Đậu đỏ: Có tác dụng lợi tiểu, tiêu ẩm, điều hòa máu và tống mủ, thanh nhiệt giải độc, làm sạch ruột, bổ khí, điều hòa kinh nguyệt. Đặc biệt thích hợp cho người thiếu máu, dạ dày và thận yếu, người già và người ốm yếu.

- Đậu đen: Có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc, xua phong và lợi tiểu, bổ thận và bổ âm, giải nhiệt bên ngoài, bổ gan và cải thiện thị lực.

- Đậu lăng trắng: Có tác dụng bồi bổ dạ dày, giải nhiệt và giảm ẩm, có lợi cho lá lách, ngăn chặn tiêu chảy, đồng thời có thể hỗ trợ hạ huyết áp và điều trị các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

Chẳng phải nhân sâm, yến sào, cụ ông 95 tuổi thường xuyên sử dụng một món mà dẻo dai như thanh niên, bơi lội hẳn 2 tiếng - Ảnh 2
Các loại ngũ cốc có tác dụng tốt cho cơ thể. Ảnh: Internet

- Đậu nành: Có tác dụng bổ tỳ và nong trung, chống viêm và giải độc, hút ẩm và lợi tiểu. Đây là thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch và có tác dụng nhất định đối với bệnh tiểu đường. Thực tiễn đã chứng minh rằng những người thường xuyên ăn đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành sẽ ít mắc bệnh tiểu đường hơn.

- Đậu xanh: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, giải khát, cải thiện thị lực và hạ huyết áp, làm dịu cổ họng và giữ ẩm cho da, loại bỏ chất béo và bảo vệ gan. Nó thường được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị nhiệt, viêm thận phù nề, sưng đau, viêm dạ dày ruột, viêm họng và viêm giác mạc.

Cụ bà 90 tuổi nhưng làn da như người 20, mạch máu như 50

Theo VietNamNet, sinh năm 1931, bà Takishima Mika bắt đầu tập thể dục ở tuổi 65 và có huấn luyện viên riêng từ năm 79 tuổi. Tám năm sau, bà trở thành huấn luyện viên trong phòng gym.

Bà ăn sáng lúc 7h với cá thu hoặc cá hồi và ăn kèm với natto, trứng, đậu phụ, kim chi, dưa chua.

Sau bữa sáng cân bằng, đầy đủ protein và thực phẩm lên men, bà làm việc nhà và thỉnh thoảng tập vài động tác vươn vai. Bữa trưa của bà Takishima khá nhẹ nhàng do bữa sáng nhiều chất. “Tôi ăn một quả chuối, sau đó là một ly sữa chua chứa men vi sinh. Nếu ăn quá nhiều, tôi sẽ buồn ngủ”, bà chia sẻ.

Chẳng phải nhân sâm, yến sào, cụ ông 95 tuổi thường xuyên sử dụng một món mà dẻo dai như thanh niên, bơi lội hẳn 2 tiếng - Ảnh 3
Bí quyết dẻo dai của người Nhật. Ảnh: Internet

Vào bữa tối, bà Takishima ăn khá thịnh soạn. “Tôi thích cả rượu vang đỏ và trắng. Sau khi uống, tôi dành thời gian thưởng thức bữa tối của mình. Tôi ăn nhiều súp gà và rau. Tôi hầm bắp cải, nấm, khoai tây, cà rốt và những thứ tương tự cho đến khi mềm rồi thêm thịt gà. Tôi thích nước ép rau. Tôi cũng thích các loại rau theo mùa. Vào mùa đông, tôi thêm nhiều hành lá”, bà chia sẻ.

Ngay cả trước đây, bà Takishima luôn ăn ba bữa cân bằng mỗi ngày và tránh các chất phụ gia, bảo quản nhân tạo. Nhưng bà không áp đặt bất kỳ hạn chế nghiêm ngặt nào, thoải mái ăn những thứ mình thích.

Bí quyết sống thọ

Theo VnExpress, bí quyết giúp kéo dài tuổi thọ nằm ở chính thói quen sinh hoạt hằng ngày của chúng ta.

 

- Ăn chay

 

Chế độ thuần chay không chứa cholesterol và rất ít chất béo bão hòa, giúp ngăn ngừa bệnh tim - nguyên nhân gây ra 20% số ca tử vong mỗi năm.

Các loại carbohydrate giàu chất xơ trong đậu, ngũ cốc nguyên hạt có lợi cho đường ruột, làm gia tăng một loại hormone có tên gọi FGF21, liên quan mật thiết đến tuổi thọ.

Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, đậu cũng có thể làm giảm một nửa nguy cơ mắc các bệnh về nhận thức, giảm tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer, giúp nâng cao tuổi thọ.

- Khám sức khỏe định kỳ

Kiểm tra định kỳ giúp các bác sĩ có cơ hội đánh giá sức khỏe tâm thần của các bệnh nhân. Đây là yếu tố quan trọng, bởi sức khỏe tinh thần và thể chất có liên quan đến nhau.

Phụ nữ nên cân nhắc tầm soát ở tuổi 21 nếu đã quan hệ tình dục. Tần suất sàng lọc phụ thuộc vào nguy cơ của từng người. 

Từ tuổi 50, nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn. Mọi người có thể sàng lọc bằng cách khám tuyến tiền liệt và làm xét nghiệm máu để sàng lọc ung thư.

Khám sức khỏe cũng có thể giúp phát hiện sớm các loại ung thư phát triển nhanh như ung thư đại trực tràng.

- Hoạt động thường xuyên

Hoạt động thể chất mạnh khoảng 75 phút hoặc nhẹ 150 phút mỗi tuần giúp giữ cân nặng ổn định, cải thiện tâm trạng và mức năng lượng, giảm nguy cơ phát triển các bệnh nghiêm trọng như ung thư, tiểu đường và tim mạch.

Theo định nghĩa của các chuyên gia, hoạt động thể chất cường độ thấp là đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng, rèn luyện sức bền. Hoạt động mạnh là đạp xe, chạy bộ và bơi lội.

Nghiên cứu xuất bản trên tờ Circulation vào tháng 7/2022 xem xét hơn 100.000 tình nguyện viên trong hơn 30 năm và nhận định, những người hoạt động thể chất nhiều gấp hai đến 4 lần mức khuyến nghị sẽ giảm đáng kể nguy cơ tử vong sớm.

- Giữ tinh thần lạc quan

- Ngủ đủ và sâu giấc

Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch, đau tim, đột quỵ, béo phì, mất trí nhớ, viêm nhiễm, trầm cảm. Tất cả tình trạng này đều rút ngắn tuổi thọ. Người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.

- Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng mạn tính ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của con người, từ đó tác động xấu đến sức khỏe thể chất.

 

Sau tuổi 40, bác sĩ khuyên nên ăn nhiều 4 thứ để tim khỏe hơn

Càng nhiều tuổi, trái tim càng dễ bị suy nhược. Vì vậy, đối với người trung niên, nhất là sau tuổi 40 cần có biện pháp nuôi dưỡng trái tim.

TIN MỚI NHẤT