Điểm mặt 7 thói quen khi sử dụng bếp ngốn điện hơn cả tủ lạnh, tiền tăng chóng mặt, chị em đóng tiền cũng phải choáng váng

Mẹo vặt trong bếp 08/06/2023 05:02

Trong nhiều năm trở lại đây, bếp từ, bếp điện từ đã tự mình khẳng định đẳng cấp vượt trội hơn hẳn những loại bếp khác và nhận được sự quan tâm của đông đảo của các bà nội trợ, đang tạo nên một xu hướng nấu nướng mới trong công việc nấu ăn.

Bếp điện còn ghi điểm với thiết kế có độ thẩm mỹ cao phù hợp với mọi không gian bếp, tiện nghi và hơn hết là an toàn tuyệt đối hơn hẳn bếp gas.

Tuy nhiên, một số người với thói quen sử dụng bếp điện không đúng cách khiến tiền điện mỗi tháng lại cao ngất ngưỡng.

Không thường xuyên vệ sinh bếp

Sau mỗi lần nấu ăn, bếp thường bị bám bẩn do dầu bắn ra ngoài. Nếu không làm sạch bếp thường xuyên thì mặt bếp sẽ rất nhanh hỏng, rạn nứt một khi gặp nhiệt độ cao. Không chỉ vậy, vết bẩn cứng đầu còn làm giảm khả năng dẫn nhiệt của bếp, khiến thức ăn lâu chín, tốn điện hơn.

Cho nên, nếu thức ăn trào ra ngoài, bạn nên dùng khăn lau sạch mặt bếp ngay. Khu vực bếp sạch sẽ cũng giúp chúng ta thư thái, dễ chịu hơn khi nấu ăn cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điểm mặt 7 thói quen khi sử dụng bếp ngốn điện hơn cả tủ lạnh, tiền tăng chóng mặt, chị em đóng tiền cũng phải choáng váng  - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Rút điện ngay khi vừa nấu xong

Nhiều người có thói quen rút bếp ngay sau khi sử dụng. Họ nghĩ rằng làm như vậy sẽ tiết kiệm điện. Tuy nhiên, việc này diễn ra liên tục sẽ làm bếp nhanh hỏng. Bếp điện có chế độ làm mát. Khi rút điện, chế độ này không thể hoạt động, thời gian làm nguội bếp lâu hơn, về lâu dài gây hại cho bếp.

Do đó, sau khi sử dụng, bạn ấn nút off để tắt bếp, đợi khoảng 30 phút rồi mới rút nguồn điện.

Để nguyên phích cắm khi không sử dụng

Nhiều người có thói quen để phích cắm trong ổ cắm ngay cả khi không sử dụng. Tuy nhiên thói quen này sẽ khiến điện năng tăng lên, hóa đơn điện tăng lên. Cho nên bạn hãy rút phích cắm các thiết bị điện ra khỏi ổ cắm khi không có nhu cầu sử dụng.  

Ngoài ra khi nấu ăn bạn nên sử dụng nồi áp suất, nồi ủ cho các món ninh hầm để tiết kiệm điện năng. Bạn cũng có thể tắt bếp sớm vài phút cho đến khi thức ăn chín hẳn, vì khi bếp đã ngắt điện thì vẫn còn đủ hơi nóng để làm chín thức ăn.

Điểm mặt 7 thói quen khi sử dụng bếp ngốn điện hơn cả tủ lạnh, tiền tăng chóng mặt, chị em đóng tiền cũng phải choáng váng  - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Bật tắt bếp nhiều lần

Trong quá trình nấu, nhiều người thường bật tắt bếp nhiều lần để chuẩn bị các món ăn khác. Tuy nhiên, điều này gây tốn nhiều điện năng bởi bếp phải làm việc lại từ đầu.

Bạn nên hạn chế tối đa việc bật tắt bếp nhiều lần. Chuẩn bị tất cả các nguyên liệu cần thiết, nấu các món liên tiếp sẽ giúp bạn tiết kiệm điện tốt hơn.

Nấu đồ ăn ở nhiệt độ cao

Bật bếp điện ở nhiệt độ cao sẽ khiến thức ăn nhanh chín hơn. Tuy vậy, điện năng được tiêu thụ cũng tăng lên. Việc dùng bếp điện ở mức nhiệt này sẽ gây tốn điện. Không những thế, nấu ăn ở nhiệt độ cao liên tục còn dễ gây quá tải và giảm tuổi thọ của bếp, hỏng hóc dụng cụ nấu ăn.

Tốt hơn hết khi nấu xong món nào đó ở nhiệt độ cao, bạn hãy tắt bếp, cho bếp nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục nấu món khác. Với các món ninh, hầm, bạn nên để mức nhiệt nhỏ hơn để giảm hư hại bếp.

Điểm mặt 7 thói quen khi sử dụng bếp ngốn điện hơn cả tủ lạnh, tiền tăng chóng mặt, chị em đóng tiền cũng phải choáng váng  - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Đặt những đồ dùng không cần thiết lên bếp khi đang nấu

Việc đặt các đồ vật bằng nhựa lên mặt bếp dễ dẫn tới biến dạng, cháy nỏ. Những đồ kim loại dễ truyền nhiệt đặt trên mặt bếp dẫn tới nguy cơ bị bỏng nếu vô tình chạm phải. Do đó, bạn nên tránh đặt các đồ vật không cần thiết lên mặt bếp.

Tăng nhiệt độ rồi mới đặt nồi lên

Nhiều người bật bếp, tăng nhiệt độ rồi mới đặt nồi lên. Nhưng đây là thói quen có thể làm hư hại nồi. Tốt hơn hết, bạn nên đặt nồi vào đúng vị trí rồi điều chỉnh nhiệt độ, như vậy thì thời gian nấu sẽ nhanh hơn và tiết kiệm điện năng hơn.

Sai lầm khi rã đông thịt bò băm mà nhiều chị em không hề hay biết - Mách ngay cách chuẩn nhất!

Rã đông thịt đúng cách luôn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Rã đông thịt nguyên miếng đã khó, nhưng rã đông thịt xay sao cho thịt không bị chảy nước, chín tái thì lại càng khó hơn. Nếu rã đông không đúng cách, thịt băm có thể bị chảy nước, chín tái hay xuất hiện nhớt, hỏng.

TIN MỚI NHẤT