Giỗ tổ Hùng Vương năm 2018 được tổ chức ở đâu?

Đời sống 09/04/2018 09:32

Như mọi năm, giỗ tổ Hùng Vương năm 2018 cũng được tổ chức tại Đền Hùng, Phú Thọ. Thời gian diễn ra từ ngày từ ngày 21 đến 25/4/ 2018 (tức từ ngày 6 đến 10 /3 âm lịch).

Vào ngày 6/12/2012, việc giỗ tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn mà còn là niềm tự hào của người Việt trước bạn bè quốc tế.

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?

Giỗ tổ Hùng vương, hay còn gọi là Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm ở Đền Hùng, Phú Thọ.

Đền Hùng Phú Thọ
Đền Hùng Phú Thọ. Ảnh minh họa: Internet.

Thời Hùng Vương, địa bàn Phú Thọ nằm trong bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ nằm trong huyện Mê Linh. Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ X), Phú Thọ nằm trong địa bàn quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu.

Thời kỳ phong kiến độc lập, đơn vị hành chính là các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới là các phủ, châu, huyện thay thế cho chế độ quận huyện thời Bắc thuộc, Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang. Đầu triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, địa bàn Phú Thọ nằm trong hai tỉnh Hưng Hóa và Sơn Tây.

Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Phú Thọ vừa có tính chất miền núi trung du, vừa có tính chất đồng bằng. Đoạn sông Hồng chảy qua Phú Thọ (sông Thao) đã chia Phú Thọ thành 2 miền có những đặc điểm khác nhau và hình thành địa hình mang 3 tính chất trên.

Di tích lịch sử Đền Hùng
Di tích lịch sử Đền Hùng. Ảnh minh họa: Internet.

Miền tả ngạn sông Hồng gồm đất đai các huyện Đoan Hùng, một phần đất thuộc các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao và ngoại thành Việt Trì, có nhiều đồi gò nối tiếp nhau san sát như bát úp, rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả… Nhờ nằm ven các sông Hồng, sông Lô, sông Chảy nên miền đất này hàng năm được phù sa bồi đắp, đất tốt, có nhiều cánh đồng lớn, vựa lúa của tỉnh.

Miền hữu ngạn sông Hồng chiếm tới 2/3 diện tích toàn tỉnh, gồm đất đai các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy, Tam Nông, Sông Thao và một phần huyện Hạ Hòa, chủ yếu là đồi núi. Các dãy núi ở đây thuộc đoạn cuối của mạch Hoàng Liên Sơn. Tuy vậy ven sông Hồng, sông Bứa, sông Đà cũng có những cánh đồng đất bãi trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp nhưng không lớn. Vì đây là miền núi thuận lợi cho hoạt động Cách mạng nên các căn cứ chống Pháp thời kỳ Cần Vương, các chiến khu thời kỳ tiền khởi nghĩa, các kho tàng của Trung ương thời kỳ kháng chiến chống Pháp… đều xây dựng ở vùng này.

Giỗ tổ Hùng Vương
Giỗ tổ Hùng Vương. Ảnh minh họa: Internet.

Phú Thọ là một vùng văn hoá dân gian phong phú. Nhưng văn hoá dân gian cũng là tấm gương phản ánh sự nghiệp dựng nước và giữ nước thuở ban đầu từ thời các Vua Hùng dựng nước. Ven các sông Thao, sông Đà, sông Lô, các sinh hoạt văn hoá dân gian bảo lưu được rất nhiều giá trị cổ xưa. Chỉ cần xem xét một vài con số về di tích lịch sử thời dựng nước thì thấy rõ điều ấy. Nếu chỉ tính từ Việt Trì ngược sông Thao lên đến Hạ Hoà, ngược sông Đà lên đến Thanh Thuỷ, ngược sông Lô lên đến Đoan Hùng thì ít nhất cũng có thể đếm được 432 di tích trong đó đền miếu thờ Vua Hùng là 40 nơi, thờ vợ con các Vua Hùng là 77 nơi, thờ Cao Sơn Tản Viên và các tướng lĩnh là 288 nơi và 87 di tích khác có liên quan đến các sự kiện lịch sử thời các Vua Hùng.

Tìm hiểu về lịch sử lễ hội Đền Hùng

Lịch sử lễ hội Đền Hùng gắn liền với nhiều câu chuyện thú vị và đến nay, chúng vẫn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

TIN MỚI NHẤT