Trẻ bị sốt và nôn: Mẹ tuyệt đối không được chủ quan!

Chăm sóc con 25/10/2022 11:35

Những hiện tượng nôn, sốt, ho,... là những hiện tượng không còn lạ gì với các em bé nhỏ. Tuy nhiên, có một vài trường hợp, mẹ cần đặc biệt chú ý và theo dõi tình hình của bé, để có những hướng điều trị kịp thời. Vậy đó là trường hợp nào, hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết

Trẻ bị sốt và nôn có nguy hiểm không?

Trẻ bị sốt và nôn là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây có thể không phải là tình trạng nguy hiểm khi bé chỉ sốt nhẹ và nôn ít, ngoài ra không còn các dấu hiệu gì khác, bé vẫn ăn và chơi bình thường. Lúc này mẹ chỉ cần chú ý cho bé ăn mặc thoáng mát, để bé trong phòng thoáng kín gió, lau người nước ấm và cho bé ăn những đồ ăn ấm, lỏng, dễ tiêu hóa là được.

Tuy nhiên, trong các trường hợp nếu trẻ bị sốt và nôn liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ cần hết sức cảnh giác và thận trọng. Vì sốt không phải là bệnh, mà là những triệu chứng biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nào đó:

- Nếu trẻ bị nôn mửa kèm theo phát ban thì đây có thể là do dị ứng, nặng có thể gây ra tình trạng khó thở và cần đi cấp cứu.

- Nếu trẻ bị sốt và nôn ra máu thì bạn có thể là mao mạch ở thực quản bị xước do bé nôn quá mạnh nhưng nếu máu nhiều thì có thể là bé bị xuất huyết thực quản dạ dày do các bệnh lý đường tiêu hóa gây ra.

tre bi sot va non 1
Trẻ sốt và nôn kèm theo các dấu hiệu khác có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm với trẻ!

- Nếu trẻ nôn mửa kèm đau bụng dữ dội, tiêu chảy thì có thể là do tiêu chảy, viêm ruột thừa, ngộ độc thức ăn.

- Nếu trẻ trẻ bị đau bụng nôn và sốt cao, thậm chí nôn ra mật xanh mật vàng thì có thể là bé bị tắc nghẽn ruột, lồng ruột,… Lúc này, mẹ không được chủ quan nữa mà cần chăm sóc bé thật cẩn thận và đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Tất cả các trường hợp này đều nguy hiểm và cần phải được điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng. Vì thế, mẹ cần hết sức chú ý đến các biểu hiện của bé để nhận ra dấu hiệu nguy hiểm một cách kịp thời. 

Trẻ sốt nôn là bệnh gì?

Khi trẻ bị sốt và nôn thường khiến bố mẹ rất lo lắng và sốt ruột vì không biết vì sao con mình lại bị như thế. Liệu có phải bé đang mắc một căn bệnh gì đó nguy hiểm hay không. Lúc này, bố mẹ cần phải quan sát, theo dõi bé thật cẩn thận, kỹ lưỡng để phát hiện ra ngoài biểu hiện bé bị sốt và nôn thì có còn các dấu hiệu khác nữa hay không. Bởi vì các cơn sốt, nôn trớ, đau bụng lặt vặt rất thường xảy ra và do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Đó có thể chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó trẻ đang gặp phải.

Có rất nhiều bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng sốt, nôn trớ, ví dụ như:

Nhóm các bệnh đường hô hấp 

Viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm mũi, cảm cúm là những bệnh về đường hô hấp khiến bé bị sốt, kèm theo nôn, khó thở. Khi mắc các chứng bệnh đường hô hấp này, bé thường ho nhiều, cổ họng và mũi thường có nhiều đờm, mũi bị ngạt, có thể bé còn bị khò khè, khó thở. Các bệnh này rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là thời điểm giao mùa, sức đề kháng của các bé dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công.

tre bi sot va non 2
Các bệnh đường hô hấp ở trẻ cũng gây ra tình trạng sốt cao và bị nôn!

Nhóm các bệnh đường tiêu hóa

Nhóm các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm ruột thừa, viêm dạ dày,… do các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc ngộ độc thức ăn. Khi bị các bệnh về đường tiêu hóa này, trẻ thường đau bụng, nôn và sốt.

Cơn đau bụng cấp tính kèm theo cơn sốt có thể khiến bé khóc thét, mặt tái xanh, vã mồ hôi, quằn quại,… Đặc biệt, nếu trẻ đồng thời nôn, sốt, đau bụng thì nguyên nhân thường gặp nhất là viêm ruột thừa, khi mẹ sờ hoặc ấn nhẹ vào vùng bụng thì có thể bé sẽ khóc thét lên vì đau.

tre bi sot va non 3
Có thể bé sốt và nôn là do bệnh đường tiêu hóa!

Sốt xuất huyết

Sốt và nôn cũng có thể là là dấu hiệu của sốt xuất huyết. Trẻ bị sốt xuất huyết thường có các triệu chứng như sốt cao trên 39 độ C liên tục, kèm quấy khóc liên tục, bỏ bú, nôn ói nhiều, tiêu chảy. Trẻ sốt xuất huyết thường có các nốt ban đỏ xuất hiện, khi ấn vào không biến mất. Lúc này cần phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức, kẻo sẽ trở nặng và dẫn đến hiện tượng xuất huyết dưới da, chảy máu phổi, xuất huyết não, để lại biến chứng vô cùng nặng nề.

Viêm màng não

Viêm màng não là một bệnh lý nguy hiểm và cũng khiến trẻ bị sốt và nôn. Bé thường bị sốt cao đột ngột kèm theo biểu tượng run rẩy, cho thấy là bé đang rất lạnh. Ngoài ra, bé còn bị đau bụng, buồn nôn và nôn nhiều, đồng thời cũng nhạy cảm với ánh sáng nhiều hơn. Nếu biết nói thì ngoài dấu hiệu nôn và sốt thì bé sẽ kêu đau đầu, đau bụng…

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt và nôn?

Khi trẻ bị sốt và nôn phải làm sao? Mẹ cần biết cách chăm sóc bé theo những cách dưới đây để giảm nhẹ tình trạng sốt và nôn của bé:

Thức ăn của bé

Mẹ không biết trẻ bị sốt và nôn nên ăn gì? Đừng cho bé ăn những đồ ăn cứng, hãy cho bé ăn những thức ăn lỏng mềm như cháo, súp, canh, bột. Thêm nhiều hơn rau xanh, trái cây, sữa chua, thịt nạc và các loại thịt dễ tiêu hóa vào thức ăn của bé.

tre bi sot va non 4

Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa!

Nếu trẻ chỉ bú mẹ mà lại nôn ói ngay sau bú, mẹ cố gắng cho con bú từng chút một và chia làm nhiều lần bú. Ví dụ: bú 5-10 phút, ngưng 30 phút rồi bú tiếp. Nếu sau 2-3 giờ, tình trạng nôn ói giảm, ổn định, có thể cho bú như bình thường. Trường hợp nếu không cải thiện, thì ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay nhé.

Cho bé uống nhiều nước hơn

Mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước vì hiện tượng nôn và sốt sẽ khiến bé mất nước rất nhiều. Mẹ có thể pha oresol với nước hoặc nước trái cây rồi cho bé uống thường xuyên cả ngày. Nếu bé còn nhỏ dưới 6 tháng tuổi, thì hãy cho bé bú nhiều hơn bình thường là được.

tre bi sot va non 5
Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường để hạ sốt và bù nước!

Bạn cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, đút chậm mỗi 1-2 phút, bằng muỗng nhỏ, đút hết một lượng oresol trong vòng 4 giờ (50ml cho mỗi ký cân nặng, ví dụ trẻ 10 ký, cần bù 500ml). Sau đó, ba mẹ có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường. Trẻ có thể không chịu uống hoặc ói sau khi uống Oresol, ba mẹ có thể tạm ngưng Oresol nhưng phải theo dõi sát để phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước. 

Chăm sóc bé đúng cách

Mẹ dùng khăn mềm và nước ấm lau người thường xuyên cho bé. Để phòng bé thoáng mát và kín gió, đồng thời cũng nên cho bé mặc quần áo thoải mái, thấm mồ hôi và tuyệt đối không mặc thêm áo hay đắp chăn dày khi bé sốt.

Khi bé nôn thì nên dùng khăn sạch lau miệng, lau người cho bé, tránh bị bị khó chịu bởi dịch nôn gây ướt và có mùi hôi khó chịu. Mẹ nên lau sạch rồi vuốt ngực hoặc vuốt lưng cho bé chầm chậm, không bế xốc hoặc vỗ mạnh có thể làm bé sặc, khiến bé ho và nôn nhiều hơn. Hoặc mẹ cũng có thể cho bé nằm nghiêng, quàng khăn vào cổ bé để phòng bé lại nôn tiếp.

tre bi sot va non 6
Mẹ hãy dùng khăn thấm nước ấm để lau người giúp bé hạ sốt!

Quan trọng nhất là khi thấy bé bị sốt, nôn hoặc có kèm theo các triệu chứng bất thường như: quấy khóc nhiều, khóc thét, bỏ ăn, sốt cao liên tục, nôn trớ nhiều, … thì ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không nên chần chừ và có tâm lý chủ quan, xem nhẹ vì đây đều là các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Đồng thời, khi trẻ bị sốt và nôn đã được chẩn đoán và được bác sĩ chỉ định điều trị, thì cha mẹ nên tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý cho bé dùng thêm thuốc dù là Tây y hay Đông y khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Trên đây là những thông tin khái quát về hiện tượng nôn và sốt ở trẻ, cũng như các lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nôn, sốt. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các chị em sẽ biết lưu ý hơn và biết cách xử lý thích hợp khi bé yêu nhà mình bị sốt và nôn nhé! Chúc các bé của chúng ta luôn khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn!

Hai cách làm tôm càng xanh nướng phô mai béo ngậy, siêu đơn giản bằng nồi chiên không dầu!

Tôm càng xanh nướng phô mai tươi ngon, béo ngậy lại còn thêm nức mũi, nay lại còn có thể chế biến siêu đơn giản bằng nồi chiên không dầu tại nhà!!!

TIN MỚI NHẤT