TP.HCM: Cô gái mắc bệnh trầm cảm bỏ nhà đi biệt tích, người thân 'khóc cạn nước mắt', tìm kiếm trong bất an

Xã hội 02/07/2023 15:50

Theo chia sẻ từ người nhà, chị Hoàng Huyền Trang (32 tuổi, ngụ TP.HCM) bị bệnh trầm cảm, rời nhà đi biệt tăm hơn 10 ngày nay.

Dẫn tin từ Thanh Niên, chị Hoàng Huyền Trang (32 tuổi, ngụ TP.HCM) bị bệnh trầm cảm, rời nhà đi biệt tăm hơn 10 ngày nay.

Bà Lê Lan Phương (61 tuổi, cô của chị Trang) lo lắng cho biết thời điểm hiện tại, các thành viên trong nhà vẫn chia nhau ra đi tìm chị Phương ở khắp TP.HCM nhưng vẫn chưa có bất kỳ tin tức nào. Hễ ai gọi điện, nhắn tin báo tin có người giống chị Trang, gia đình đều tìm tới.

Theo lời kể từ gia đình, ngày 23/6 chị Trang đột nhiên rời khỏi nhà ở quận Tân Bình, rồi sau đó không ai liên lạc được. Trước đó, chị Trang có dấu hiệu bị trầm cảm nặng, khi đi cũng không mang theo điện thoại, tiền bạc hay giấy tờ tùy thân khiến cả gia đình càng lo lắng hơn.

“Trước đó, Trang nó bỏ đi nhiều lần nhưng gia đình đều tìm được hoặc tự trở về, tự dưng lần này đi rất lâu mà không có tin gì. Có khi cháu nó ra quán cà phê rồi nhìn vô định như vậy. Bình thường thì mình không lo lắm nhưng đằng này cháu nó bị trầm cảm, không biết cháu có sao không, những ngày qua đi đâu, làm gì", người cô lo lắng nói.

Bà Lê Kim Hồng (65 tuổi, mẹ của chị Trang) cho biết con gái cao khoảng 1,55 m, da trắng, tóc đen dài chấm lưng. Khi đi chị Trang mang bộ đầm màu trắng. Những ngày qua bà vô cùng bất an đi tìm kiếm con nên mong cộng đồng mạng ai thấy chỉ giúp gia đình.

TP.HCM: Cô gái mắc bệnh trầm cảm bỏ nhà đi biệt tích, người thân 'khóc cạn nước mắt', tìm kiếm trong bất an - Ảnh 1
Cả nhà đang chia nhau ra tìm chị Hoàng Huyền Trang - Ảnh: Thanh Niên

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê cứ 20 người bình thường có một người từng rơi vào giai đoạn trầm cảm. Phụ nữ có tỷ lệ mắc chứng trầm cảm cao gấp đôi nam giới. Có nhiều yếu tố khác nhau tác động, góp phần làm tâm trạng của một người bị ảnh hưởng kéo dài dẫn đến trầm cảm.

Bệnh trầm cảm thường được chẩn đoán cùng với các tình trạng rối loạn tâm thần khác. Trầm cảm khác với những dao động tâm trạng thông thường và những phản ứng cảm xúc ngắn khi đối mặt với khó khăn. Khi bệnh trầm cảm phát triển tới mức độ nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nó cũng khiến người bệnh làm việc kém năng xuất, học hành trì trệ, mối quan hệ trong gia đình ảnh hưởng tiêu cực.

Các triệu chứng nổi bật nhất của chứng trầm cảm nặng là tâm trạng tồi tệ, buồn sâu sắc, tuyệt vọng kéo dài. Ở giai đoạn trầm cảm nặng thường biểu hiện trầm cảm rõ các triệu chứng đặc trưng nhất. Người bệnh rơi vào vòng suy nghĩ chán nản, mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày, kèm theo các vấn đề về ăn, ngủ, năng lượng, sự tập trung và cách nhìn nhận giá trị bản thân. Người bị trầm cảm sẽ có các dấu hiệu trầm cảm trên kéo dài trong 2 tuần hoặc lâu hơn.

Những người có tâm trạng tiêu cực chán nản hay buồn trong một khoảng thời gian ngắn như vài giờ, 1 đến 2 ngày không phải là bệnh trầm cảm. Tuy nhiên điều này có thể trở thành mầm mống dẫn đến bệnh trầm cảm.

Các sự việc như mất mát hay thay đổi đột ngột có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm. Các giai đoạn trầm cảm có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố bao gồm: sự ra đi của người thân, đổ vỡ trong tình cảm, hôn nhân, thất nghiệp, căng thẳng tài chính, bị bệnh kéo dài, thay đổi môi trường sống…

Trầm cảm ảnh hưởng đến sức khỏe bằng cách thay đổi mức độ hoạt động cũng như thay đổi hành vi trong sinh hoạt thường ngày. Trầm cảm thường ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ, thèm ăn hoặc chán ăn hơn, sự tập trung, tâm trạng, mức năng lượng, sức khỏe thế chất và đời sống xã hội. Thông thường những người đang bị trầm cảm cảm thấy khó khăn khi thức dậy, ít động lực, năng lượng, hay cáu kỉnh và buồn. Những điều này xảy ra thường xuyên khiến chất lượng sống của người bệnh bị giảm rất nhiều.

9 dấu hiệu trầm cảm nguy hiểm cần được cảnh báo

Dưới đây là 9 dấu hiệu trầm cảm điển hình của bệnh cần được cảnh báo và điều trị sớm:

- Tâm trạng chán nản thường xuyên, gần như mỗi ngày.

- Giảm quan tâm hay niềm vui với tất cả hoạt động, hay sở thích.

- Chán ăn, sụt cân hoặc thèm ăn, tăng cân.

- Mất ngủ thường xuyên.

- Kích động hoặc thao tác chậm, phản ứng chậm, nói chậm hơn bình thường.

- Thường xuyên mệt mỏi và mất năng lượng.

- Có cảm giác bất lực, tội lỗi quá mức, tự thấy bản thân kém cỏi.

- Suy giảm khả năng tập trung, do dự, khó quyết định mọi thứ.

- Thường xuyên có ý nghĩ về cái chết, thường xuyên có ý định tự tử.

Thai phụ ở TP.HCM bị phòng khám 'vẽ bệnh', moi 60 triệu đồng trên bàn mổ, phải nhờ cơ quan chức năng 'giải cứu'

Ngày 2/7, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết vừa thực hiện "giải cứu" bệnh nhân là thai phụ bị Phòng khám đa khoa Đinh Tiên Hoàng "vẽ bệnh, moi tiền".

TIN MỚI NHẤT