Đau lòng tiếng ú ớ gọi nhau của những mảnh đời bất hạnh bị cha mẹ chối từ

Xã hội 27/04/2018 11:58

Không giống như những đứa trẻ khác, các bé sống ở Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè phải chịu nhiều mất mát, tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần. Sự chăm sóc, thương yêu của các thầy cô nơi đây đã giúp các em vơi bớt phần nào bất hạnh.

Những bé sống ở đây, hầu hết đều mồ côi và mang trong mình một căn bệnh dị tật bẩm sinh khiến các em không thể sinh hoạt bình thường.

Đau lòng tiếng ú ớ gọi nhau của những mảnh đời bất hạnh bị cha mẹ chối từ - Ảnh 1
Những đứa trẻ trong trung tâm đều là những đứa trẻ mồ côi và bị khiếm khuyết cơ thể - Ảnh: Phương Duy

Theo lời kể của cô Hiền, người đã làm việc ở trung tâm gần 10 năm, những đứa trẻ này được sinh ra từ những bà mẹ lầm lỡ hoặc bị ba mẹ bỏ rơi vì biết con bị dị tật. Cũng có những đứa trẻ phải vào đây sống vì gia đình khó khăn, ba mẹ không có đủ tiền để chữa trị.

Được biết, hiện tại trung tâm đang nuôi dưỡng hơn 300 trẻ mồ côi, khuyết tật ở nhiều độ tuổi khác nhau. Có những bé vừa mới sinh ra, chưa một lần được mẹ ôm ấp đã bị bỏ rơi và được đưa vào trung tâm chăm sóc. Cũng có những người đã sống ở trung tâm hơn 30 năm qua.

Đau lòng tiếng ú ớ gọi nhau của những mảnh đời bất hạnh bị cha mẹ chối từ - Ảnh 2Đau lòng tiếng ú ớ gọi nhau của những mảnh đời bất hạnh bị cha mẹ chối từ - Ảnh 3Đau lòng tiếng ú ớ gọi nhau của những mảnh đời bất hạnh bị cha mẹ chối từ - Ảnh 4

Đau lòng tiếng ú ớ gọi nhau của những mảnh đời bất hạnh bị cha mẹ chối từ - Ảnh 5
Những đứa trẻ chia nhau từng góc nhỏ trong sân để vui chơi - Ảnh: Phương Duy

Trong buổi ghé thăm trung tâm, chúng tôi nhận thấy các bé ở đây đều rất ngoan ngoãn và nghe lời các cô giáo.

Khi bước vào khoảng sân của trung tâm, khác với những ngôi trường khác, chúng tôi không nghe được tiếng cười đùa của các em mà chỉ nghe thấy những tiếng ú ớ gọi nhau, tiếng kêu của những chiếc xích đu và tiếng của bánh xe lăn. Những đứa trẻ không lành lặn chia nhau từng khoảng sân nhỏ để vui chơi.

Thấy người lạ đến thăm, ban đầu các em còn đôi chút rụt rè nhưng sau khi mọi người chủ động làm quen các em cũng dần cởi mở và thân thiết hơn. Những đứa trẻ tại đây hầu hết đều không có được sự quan tâm của ba mẹ nên các em luôn khao khát được yêu thương, chăm sóc. Chính vì vậy, các em rất nhiệt tình với những người đối xử tốt với mình.

Đau lòng tiếng ú ớ gọi nhau của những mảnh đời bất hạnh bị cha mẹ chối từ - Ảnh 6

Đau lòng tiếng ú ớ gọi nhau của những mảnh đời bất hạnh bị cha mẹ chối từ - Ảnh 7
Những đứa trẻ ở đây sinh hoạt với nhau như anh chị em trong gia đình - Ảnh: Phương Duy
Đau lòng tiếng ú ớ gọi nhau của những mảnh đời bất hạnh bị cha mẹ chối từ - Ảnh 8
Ánh mắt quyến luyến của những đứa trẻ nơi đây dành cho các vị khách khi họ chuẩn bị rời đi - Ảnh: Phương Duy

Được biết các bé ở đây đều bị khiếm khuyết. Hầu hết các bé đều cần được hỗ trợ trong sinh hoạt cá nhân. Với những bé bị khuyết tật nặng, các em phải phụ thuộc hoàn toàn vào các cô giáo trong trường. Bên cạnh việc chăm sóc sinh hoạt hằng ngày của các bé, trung tâm còn hỗ trợ cho các em tập vật lý trị liệu để giữ gìn sức khỏe.

May mắn là các thầy cô, cán bộ ở đây đều hết lòng chăm sóc các em bằng tất cả tình yêu thương. Họ không quản ngại khó khăn, độc hại hay các bệnh truyền nhiễm mà chăm sóc các em cả ngày lẫn đêm.

Đau lòng tiếng ú ớ gọi nhau của những mảnh đời bất hạnh bị cha mẹ chối từ - Ảnh 9

Đau lòng tiếng ú ớ gọi nhau của những mảnh đời bất hạnh bị cha mẹ chối từ - Ảnh 10
Các thầy cô, cán bộ ở trung tâm luôn hết lòng chăm sóc cho những đứa trẻ ở đây. Họ coi các em như con ruột của mình - Ảnh: Phương Duy

Đau lòng tiếng ú ớ gọi nhau của những mảnh đời bất hạnh bị cha mẹ chối từ - Ảnh 11

Đau lòng tiếng ú ớ gọi nhau của những mảnh đời bất hạnh bị cha mẹ chối từ - Ảnh 12
Đã có rất nhiều đứa trẻ lớn lên từ trung tâm trở thành những công dân có ích cho xã hội -  Ảnh: Phương Duy

Bằng sự chăm sóc tận tình của các thầy cô, trên môi của các em đã xuất hiện những nụ cười. Chia tay các em, chúng tôi vẫn nhớ mãi những nụ cười ngây thơ ấy. 

Sự hy sinh thầm lặng của những thầy cô giáo nuôi dạy trẻ tàn tật: Phải yêu nghề lắm mới làm được ở đây

Những đứa trẻ không may mắn khi vừa sinh ra sẽ được Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè (TPHCM) cưu mang. Ở nơi ấy, những người thầy, người cô ngày đêm vẫn chăm sóc các em như chính người thân trong nhà dù các em không được bình thường như những đứa trẻ khác, có thể bất ngờ gào khóc khi lên cơn đau...

TIN MỚI NHẤT