Số ca tử vong do bệnh dại ghi nhận đến 55 trường hợp, nhiều nhất là Gia Lai và Nghệ An, Điện Biên

Tin y tế 05/09/2023 11:48

Gia Lai là tỉnh có số người mắc bệnh dại và tử vong nhiều nhất với 9 trường hợp, tiếp đến là Nghệ An và Điện Biên.

Thông tin từ VOV cho hay, So với cùng kỳ năm ngoái, số ca tử vong do bệnh dại tăng 15 trường hợp. Gia Lai là tỉnh có số người mắc bệnh dại và tử vong nhiều nhất với 9 trường hợp, tiếp đến là Nghệ An và Điện Biên, mỗi tỉnh 6 trường hợp, Bình Phước và Bến Tre, mỗi tỉnh 4 trường hợp. 20 tỉnh thành khác có từ 1-2 người tử vong vì bệnh dại trong gần 8 tháng qua.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, vết cào, vết liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Người đã bị bệnh dại gần như tử vong 100%.

Số ca tử vong do bệnh dại ghi nhận đến 55 trường hợp, nhiều nhất là Gia Lai và Nghệ An, Điện Biên - Ảnh 1
Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Ảnh: Internet

Cũng theo VTV, bệnh dại có 2 thể gồm thể cuồng và thể liệt. Ở thể cuồng, triệu chứng đầu tiên của người bệnh là sốt cao, đau đầu, sốt, mệt mỏi, cảm giác tê và đau ngay tại vết thương. Khi virus xâm nhập sâu vào não bộ, người bệnh có biểu hiện mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió, hành vi hung hăng, tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp, lú lẫn, co thắt cơ bắp, ngưng tim. Bệnh tiến triển tăng đến mức người bệnh không thể nhai, nuốt, uống nước. Người bệnh thường chết chỉ sau một tuần kể từ ngày phát bệnh.

Thể bại liệt ít gặp hơn, khiến người bệnh tê liệt toàn bộ cơ thể, rối loạn tiêu tiểu, liệt tay chân. Người bệnh sẽ tử vong ngay nếu liệt lan đến cơ hô hấp. Khi phát dại, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết. Các chuyên gia y tế khẳng định, hiện nay chưa có một bài thuốc Đông y nào được nghiên cứu và công bố có thể chữa được bệnh dại, việc thực hiện các biện pháp này không có tác dụng. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh dại duy nhất là tiêm vaccine dại và huyết thanh kháng dại.

Số ca tử vong do bệnh dại ghi nhận đến 55 trường hợp, nhiều nhất là Gia Lai và Nghệ An, Điện Biên - Ảnh 2
Cần đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, điều trị vết thương và tiêm vaccine phòng dại hoặc huyết thanh kháng dại. Ảnh: Internet

Để phòng tránh bệnh dại khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, nạn nhân phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng dưới vòi nước sạch chảy liên tục trong khoảng thời gian 10-15 phút và sát trùng vết thương với cồn 70% hoặc cồn i-ốt, hoặc các chất sát khuẩn khác để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn. Khi xử lý vết thương do bị động vật cắn người dân cần chú ý không băng kín, không chà sát, không nặn máu làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Không chữa bệnh dại bằng đông y hay thuốc nam.

Sau đó cần đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, điều trị vết thương và tiêm vaccine phòng dại hoặc huyết thanh kháng dại theo tư vấn của bác sĩ càng sớm càng tốt, đúng và đủ liều theo phác đồ điều trị.

 

Đắk Lắk: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng đột biến, ghi nhận thêm bé 13 tuổi không qua khỏi

Cháu bé 13 tuổi là trường hợp thứ ba tử vong vì bệnh này trên địa bàn tỉnh, tính từ đầu năm 2023 đến nay.

TIN MỚI NHẤT