Bé gái 2 tuổi nhập viện cấp cứu vì uống nhầm thuốc tẩy quần áo C

Tin y tế 25/02/2023 18:15

Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cấp cứu rửa dạ dày, truyền dịch thải độc, điều trị tích cực. May mắn bé được thải độc kịp thời nên qua nguy kịch.

Theo thông tin báo Vietnam.net, ngày 25/2, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ, cho biết bệnh nhi này 42 tháng tuổi. Người nhà cho biết cách thời điểm vào viện 30 phút, trẻ có chơi đùa cạnh chai thuốc tẩy mốc quần áo. Khi gia đình phát hiện chai thuốc mở nắp và miệng trẻ có mùi thuốc tẩy nên vội đưa con đi cấp cứu.

Bệnh nhi nhanh chóng được thực hiện rửa dạ dày cấp cứu, truyền dịch thải độc. Bé được nhập viện khoa Hồi sức Cấp cứu điều trị tích cực.

Người nhà cho biết, trước khi vào viện 30 phút, trẻ có chơi đùa cạnh chai thuốc tẩy mốc quần áo. Sau đó, gia đình phát hiện chai thuốc mở nắp và miệng trẻ có mùi thuốc tẩy nên vội đưa con nhập viện.

Thời gian qua, bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ uống phải nước lau kính, dầu hỏa, dung dịch axetone, các chất tẩy rửa… dẫn đến ngộ độc. Theo các bác sĩ, trẻ uống nhầm phải thuốc hay hóa chất rất nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Khi uống nhầm hóa chất, trẻ bị bỏng niêm mạc đường tiêu hóa, suy hô hấp.

Bé gái 2 tuổi nhập viện cấp cứu vì uống nhầm thuốc tẩy quần áo  C - Ảnh 1
Cha mẹ không nên để các loại hóa chất trong chai đựng nước uống, gần trẻ nhỏ (Ảnh: Mimh họa)

Ngộ độc thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Thuốc, hóa chất gia dụng là các yếu tố hay gây ngộ độc cho bé. Do vậy, các hóa chất sử dụng trong gia đình cần được để tại những nơi kín đáo, tránh xa tầm với của trẻ em, không nên đựng hóa chất vào các vỏ chai vốn đựng nước uống dễ gây nhầm lẫn cho trẻ.

Đặc biệt, các em nhỏ ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo cần có người lớn hoặc các anh chị lớn theo dõi và chăm sóc trong quá trình vui chơi. Người lớn không nên để trẻ tự chơi một mình, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Ngay khi phát hiện trẻ uống phải chất tẩy rửa cần cho trẻ uống thật nhiều nước hoặc uống sữa để làm loãng lượng dung dịch và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Bác sĩ khuyến cáo trẻ uống nhầm hóa chất thường có biểu hiện ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất. Để sơ cứu, việc đầu tiên người lớn cần quan sát loại sản phẩm trẻ uống nhầm. Thông tin này rất quan trọng để xử lý ban đầu cũng như cung cấp cho bác sĩ.

Nếu chất uống nhầm là hóa chất không bay hơi, phụ huynh gây nôn bằng cách dùng miếng vải nhỏ bọc đầu ngón tay đặt nhẹ vào nửa bên trong lưỡi của bé. Sau khi nôn, nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

Trường hợp bé uống phải chất bay hơi, ví dụ nước rửa sơn móng tay, xăng dầu... tuyệt đối không được gây nôn. Hành động này sẽ khiến hơi của hóa chất tác động xấu đến phổi, vô cùng nguy hiểm. Phụ huynh phải đưa bé vào viện cấp cứu gấp, không nên mất thời gian sơ cứu ban đầu.

Để tránh uống nhầm hóa chất, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh để các loại thuốc, hóa chất xa tầm tay của trẻ. Những chất có độc tính cao như hóa chất diệt côn trùng, dung môi pha sơn... cần để những hộp riêng, có khóa. Không đựng đồ uống vào chai lọ vốn là bao bì đựng hóa chất. Ngược lại, không đựng hóa chất vào các vỏ chai vốn đựng nước uống gây nhầm lẫn.

Thiếu niên 16 tuổi ngộ độc vì tùy tiện uống 15 viên paracetamol

Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 16 tuổi nhập viện trong tình trạng mệt nhiều, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng thượng vị.

TIN MỚI NHẤT