'Thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh' Tết phải có nhưng đại kỵ với 5 nhóm người

Sức khỏe 03/02/2024 05:00

5 đối tượng không nên ăn bánh Chưng kẻo gây thêm bệnh. Nên hạn chế hoặc tốt nhất nên tìm cách ăn phù hợp.

Năng lượng cao trong bánh chưng xanh

Theo Báo Sức khỏe Đời sống, bánh chưng rất giàu dinh dưỡng. Thành phần của một chiếc bánh chưng bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt, thường là thịt nhiều mỡ…

Thông thường, một chiếc bánh chưng được làm với 1,5-2 bát gạo nếp, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh. Trong khi đó, trong 100g gạo nếp đã chứa 344 Kcal.

Trong 100g bánh chưng chứa 181 Kcal; 4,3g chất đạm; 4,2g chất béo; 31,6g chất bột đường; 0,6g chất xơ; 26g canxi; 0,94g sắt; 1,4g kẽm.

Một miếng bánh chưng cỡ vừa có trọng lượng khoảng 114g có 204 Kcal; 4,7g chất đạm; 5,6g chất béo; 33,9g chất bột đường.

Đặc biệt, bánh chưng rán lại càng nhiều chất béo do sử dụng nhiều dầu mỡ để chiên rán. Và khi ăn bánh chưng rán, vị thơm ngon và giòn tan của nó kích thích chúng ta ăn nhiều hơn.

'Thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh' Tết phải có nhưng đại kỵ với 5 nhóm người - Ảnh 1
Bánh chưng ngày Tết đa dạng. Ảnh: Internet

5 đối tượng không nên ăn bánh Chưng kẻo gây thêm bệnh

- Người bị bệnh tiểu đường: Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì do trong thành phần của bánh chưng vốn là món ăn giàu năng lượng, có đầy đủ đường, đạm, béo, vitamin, chất khoáng. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều vì sẽ gây tăng đường huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Người béo phì thừa cân: Do bánh chưng chính là loại bánh được làm từ các nguyên liệu giàu chất béo và dinh dưỡng, nên không phải ai cũng có thể thưởng thức món bánh tuyệt ngon này, trong đó có người tiền sử béo phì. Bởi vậy, nếu bạn không muốn tăng thêm cân thì đừng bao giờ đụng đũa vào món ăn này nhé! 

'Thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh' Tết phải có nhưng đại kỵ với 5 nhóm người - Ảnh 2
Đối tượng hạn chế ăn bánh chưng. Ảnh: Internet

- Người hay bị mụn nhọt: Nếu bạn đang bị mụn nhọt nóng trong người thì không nên ăn bánh chưng. Bởi vì thành phần của bánh chưng chủ yếu là gạo nếp, có tính nóng, những người hay bị mọc mụn, nhọt cũng nên cân nhắc khi ăn loại bánh này.

- Người có vết thương hở, mới phẫu thuật xong: Với những người vừa trải qua phẫu thuật hoặc trên người đang có vết thương hở chưa lành miệng thì không nên ăn bánh chưng. Bởi vì bánh chưng khiến cho vết thương lâu lành dễ bị mưng tấy khiến cho bạn gặp rắc rối nhiều hơn về sức khỏe. Nên tránh xa những loại đồ nếp và trong đó có bánh chưng ngày Tết.

-  Người bị bệnh thận: Nguyên nhân chính là do là loại thực phẩm giàu năng lượng, nhiều chất béo, nên những bệnh nhân bị bệnh thận không nên ăn loại bánh này để tránh bị rối loạn mỡ máu, gây tăng mỡ máu và các vấn đề về thận. Bởi vậy, trong dịp Tết đến xuân về dù mâm cỗ nhà nào cũng có bánh chưng bởi nó chính là một nét văn hóa truyền thông của dân tộc Việt Nam nhưng bạn cũng không nên ăn bánh chưng để bảo vệ sức khỏe của mình.  

Cách ăn bánh chưng tốt cho sức khỏe

Theo Pháp luật và xã hội, để tránh "phát phì" khi ăn bánh chưng, chúng ta nên:

- Chỉ nên ăn một lượng vừa phải, khoảng 1-2 miếng mỗi ngày. Một miếng bánh chưng khoảng 100 gram chứa khoảng 500 calo, tương đương 2 chén cơm.

- Không nên ăn quá nhiều bánh chưng rán vì chúng chứa nhiều dầu mỡ, dễ tích tụ chất béo.Nên chọn ăn bánh chưng luộc.

- Kết hợp ăn bánh chưng với rau xanh, củ quả để cân bằng dinh dưỡng và cung cấp chất xơ giúp giảm hấp thụ chất béo.

'Thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh' Tết phải có nhưng đại kỵ với 5 nhóm người - Ảnh 3
Ăn 1 lượng vừa đủ bánh chưng. Ảnh: Internet

- Một số nhóm người như người già, trẻ em, phụ nữ có thai nên hạn chế ăn nhiều bánh chưng để tránh tăng cân.

- Sau khi ăn bánh chưng nên uống nước lọc, tránh uống nước ngọt có ga để hạn chế tích tụ calo.

Ngoài ra, một số lựa chọn đồ ăn kèm phù hợp để ăn cùng bánh chưng mà không béo bao gồm:

- Các loại rau xanh như rau muống, cải xanh, bắp cải... cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp cân bằng dinh dưỡng khi ăn bánh chưng.

- Củ quả như bưởi, cam, quýt... giàu vitamin C tốt cho sức khỏe.

- Các loại đồ chua: Đồ chua như củ cải muối chua, me chua... giúp kích thích tiêu hóa.

Cách chọn mua bánh chưng bán sẵn ngon và sạch

Thật khó để chị em có thể biết được bánh chưng bán trên tiệm online sạch và ngon như thế nào. Nhiều nơi chỉ nhận ship và không được thử nhìn sản phẩm thật chứ chưa nói đến việc thử xem vị bánh ra sao.

Đối với những tiệm bánh chưng online hoặc các quầy hàng bày bán ngoài chợ, hãy quan sát màu sắc bánh chưng. Tốt nhất là nên xem phần bánh cắt thử để thấy rõ được màu sắc thật của bánh.

Trên thị trường có nhiều loại bánh chưng được luộc bằng pin, làm như vậy bánh nhanh nhừ màu lên lại đẹp. Trong pin có chứa kiềm khi gặp diệp lục - chất tạo màu xanh của lá dong sẽ giúp lá chuyển sang màu xanh đậm. Chất kiềm này giúp gạo hấp thụ nước tốt hơn nên thành phẩm bánh sẽ trong hơn. Tuy nhiên, những chất này gây hại cho cơ thể.

Bởi vậy, khi mua bánh, chị em không nên chọn bánh có lớp lá gói ngoài quá bắt mắt. Bánh chưng luộc bình thường cả 10 tiếng rồi thì lớp lá sẽ ngả màu hơi vàng hoặc xanh nâu. Còn bánh được luộc bằng pin, lớp vỏ lá bên ngoài bánh chưng màu xanh đẹp và có ánh tím. Không chỉ vậy, người ta còn luộc bánh chưng bằng thùng tôn hoa sẽ khiến bánh có màu xanh mướt đẹp mắt. Còn bình thường luộc bánh chưng bằng thùng nhôm hoặc nồi inox thì vỏ bánh màu xanh nâu.

 

 

Quảng Nam: 3 ngư dân ngộ độc do ăn cá nóc

Mặc dù có các triệu chứng bị ngộ độc nhưng các ngư dân chủ quan, đến 17 giờ cùng ngày, người thân mới đưa đưa tới Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam cấp cứu.

TIN MỚI NHẤT