Tác hại khi ăn rau ngải cứu mà nhiều người chưa biết: tưởng phòng bệnh hóa ra chữa bệnh

Sức khỏe 28/08/2022 11:02

Ngải cứu không chỉ là một loại rau ăn mà còn được xem là một vị thuốc chữa nhiều bệnh trên cơ thể.

Từ người già cho đến những người có thể trạng yếu đều có thể sử dụng loại rau này giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường thể chất. 

Các tác dụng của ngải cứu cho cơ thể

Theo Đông y, rau ngải cứu có thể giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm đau bụng, an thai tốt.

Từ lâu, những nghiên cứu về các tác dụng của ngải cứu đã được chỉ ra. Trong đó, không thể không kể đến việc ngải cứu có tác dụng ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Ngải cứu còn giúp khí huyết lưu thông, giúp điều hòa kinh nguyệt. Đây là loại thực vật được xem là một trong những liều thuốc giảm đau và chống viêm hiệu quả.

Ngoài ra, nó còn tốt cho tình trạng bị viêm khớp, suy nhược cơ thể, giảm mỡ bụng, trị nám, mụn và dưỡng da. Vì điều đó, việc dùng lá ngải cứu trong món ăn và chữa bệnh được rất nhiều người tận dụng.

Tác hại khi ăn rau ngải cứu mà nhiều người chưa biết: tưởng phòng bệnh hóa ra chữa bệnh - Ảnh 1
Rau ngải cứu quen thuộc. Ảnh: Internet

Những lưu ý khi ăn rau ngải cứu

Tuy nhiên loại rau này cũng có chứa những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn. Theo chuyên gia, có những lưu ý sau đây khi bạn ăn ngải cứu:

Không ăn quá nhiều: Việc sử dụng quá nhiều ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc thần kinh làm cho dây thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Nó có thể khiến cho bạn bị hoa mắt chóng mặt, ảo giác, nói sảng. Biểu hiện thông thường của căn bệnh này còn là miệng và họng có cảm giác khô, khát, gây đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, thậm chí là nôn. Chính vì điều đó, chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn 1 lượng vừa phải 1-2 lần/tuần.

Không nên ăn khi viêm gan: Người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.

Tác hại khi ăn rau ngải cứu mà nhiều người chưa biết: tưởng phòng bệnh hóa ra chữa bệnh - Ảnh 2
Người bệnh viêm gan cần tránh ngải cứu. Ảnh: Internet

Gây rối loạn đường ruột cấp tính: Tác dụng phụ của ngải cứu dễ xảy ra với những người bị rối loạn đường ruột, do ngải cứu có tác dụng nhuận tràng đặc biệt, khi mắc các bệnh liên quan đến đường ruột sẽ khiến bệnh tình ngày càng khó kiểm soát và trầm trọng hơn.

Kiêng kỵ với phụ nữ mang thai: Việc sử dụng món ăn này khi mang thai có thể gây ra một số nguy hiểm. Người mang thai ở thể bình thường, đặc biệt trong 3 tháng đầu được khuyên không nên dùng món ăn này. Nguyên nhân là bởi ngải cứu dễ gây co bóp cổ tử cung, tăng nguy cơ ra máu, dẫn đến sảy thai và sinh non. Một số cách dùng ngải cứu chữa bệnh động thai có thể dùng như sao cháy ngải cứu, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cách tốt nhất là đi khám bác sĩ để được điều trị đúng và kịp thời.

Bạn có thể dùng ngải cứu theo những cách nào?

Pha trà ngải cứu: Ngải cứu được phơi khô có thể hãm thành nước trà uống để phòng chống các bệnh về viêm da, chữa trị mụn nhọt, giúp da tươi trẻ hơn.

Ngải cứu và trứng vịt lộn: Người thiếu máu có thể dùng trà hoặc nấu với trứng vịt lộn, món ăn này cũng giúp người gầy tăng cân, thể trạng khỏe mạnh hơn.

Ngải cứu dùng để chiên trứng, thích hợp làm món ăn chữa đau bụng và bảo vệ đường ruột.

Có thể ăn kèm một số món ăn và sắc cùng các loại thịt như: chân giò, thịt gà để giúp bữa ăn ngon miệng hơn.

3 vị trí ‘thâm đen’ trên cơ thể tố cáo bệnh gan tiềm ẩn, bạn chú ý đi khám ngay kẻo trễ

Bạn biết không, gan là cơ quan chiếm vị trí quan trọng hàng đầu mà chúng ta cần bảo vệ. Bản thân gan khi gặp tình trạng không tốt dễ khiến chúng ta gặp nhiều tình trạng bệnh tật.

TIN MỚI NHẤT