Quả nhót có tác dụng gì? Những lưu ý khi ăn quả nhót bạn nên biết

Sức khỏe 20/03/2020 07:06

Nhót là một loại quả quen thuộc được trồng nhiều tại miền Bắc và là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quả nhót có tác dụng gì.

Nội dung bài viết

Nhót là món ăn vặt được rất nhiều chị em phụ nữ ưa thích khi vào mùa. Nó mang đến vị ngọt thanh và hơi chua, đôi khi chan chát rất hấp dẫn. Tuy nhiên, rất ít người có thể hiểu rõ quả nhót có tác dụng gì với sức khỏe bên cạnh việc nó chỉ là một món ăn vặt. Hôm nay, chúng ta hãy cùng giải đáp thắc mắc về tác dụng quả nhót trong bài viết sau.

Qua nhot co tac dung gi
Quả nhót có tác dụng gì với sức khỏe? - Ảnh minh họa: Internet

Tìm hiểu về cây nhót

Cây nhót phân bổ nhiều ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các khu vực miền núi. Mùa nhót thường rơi vào khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Thành phần của quả nhót bao gồm: nước, protid, acid hữu cơ, glucid, cellulose, calcium, phosphor, sắt,… mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của người ăn. Quả nhót có vị chua, hơi chát và theo Đông y, nó có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như: ho, lỵ, ỉa chảy…

Ngoài quả nhót thì các bộ phận khác trên cây nhót cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe. Lá nhót có thể dùng tươi hay sấy khô chữa lỵ, cảm sốt, hen suyễn, nhiều đờm,… Hạt nhót có tác dụng sát trùng, trị giun sán. Rễ cây nhót được sử dụng nấu nước tắm chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da,…

Qua nhot co tac dung gi 1
Nhót được trồng nhiều ở miền Bắc - Ảnh minh họa: Internet

Quả nhót có tác dụng gì với sức khỏe?

Theo y học cổ truyền quả nhót được sử dụng để chữa một số bệnh lý phổ biến sau:

Ho, khó thở

Nhót có tác dụng rất tốt trong việc trị các bệnh về hô hấp như: ho, ho ra máu, hen phế quản,…

Cách thực hiện: Bạn có thể lấy 10g quả nhót sắc lấy nước uống liên tục đến khi các triệu chứng hô hấp được thuyên giảm.

Qua nhot co tac dung gi 2
Quả nhót hiệu quả trong điều trị các bệnh về hô hấp - Ảnh minh họa: Internet

Trị kiết lỵ

Các triệu chứng của bệnh kiết lỵ sẽ được thuyên giảm rõ rệt khi bạn sử dụng bài thuốc với quả nhót. Cách thực hiện như sau:

  • Bạn lấy 10 quả nhót chín, 1 nắm lá mơ lông, lá khổ sâm 10g.
  • Rửa sạch lá mơ lông và lá khổ sâm để ráo nước.
  • Quả nhót đem làm sạch bụi phấn, sau đó cho nhót, lá mơ lông, lá khổ sâm vào nồi, đổ thêm nước rồi sắc lấy nước uống. 
  • Ngày uống 3 lần, liên tục từ 7 – 10 ngày để giảm hẳn các triệu chứng của bệnh.

Chữa tiêu chảy

Bạn chuẩn bị 10 quả nhót xanh, 5g rễ cây nhót, 3g rễ cây mơ. Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch rễ của cây nhót và rễ cây mơ.
  • Nhót xanh rửa sạch, cho vào nồi cùng rễ cây nhót, rễ cây mơ. Thêm nước và sắc đến khi còn một bát nước thì tắt bếp.
  • Sắc uống ngày 3 lần, liên tục đến khi giảm hẳn các triệu chứng tiêu chảy.
Qua nhot co tac dung gi 3
Sử dụng nhót xanh trị tiêu chảy - Ảnh minh họa: Internet

Giờ đây, bạn đã hiểu rõ được ăn quả nhót có tác dụng gì. Ngoài ra, các bộ phận khác trên cây nhót cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý rất hiệu quả.

  • Bạn có thể sử dụng hạt nhót để chữa gan, lá lách sưng đau với bài thuốc: dùng hạt nhót giã nhỏ và nghệ đen, đem sắc lấy nước uống.
  • Chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính, bệnh lỵ, tiêu chảy với lá nhót: Lấy 30g lá nhót tươi hoặc 10g lá nhót khô, đem sao vàng, sắc cùng 500ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục từ 1- 2 tuần để giảm hẳn các triệu chứng của bệnh.
  • Rễ nhót chữa ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu: Lấy 15g rễ nhót, đem rửa sạch, sắc lấy nước uống. Dùng liên tục từ 1 tuần đến 10 ngày để giảm hẳn các triệu chứng của bệnh.
Qua nhot co tac dung gi 4
Nhót chữa chảy máu cam - Ảnh minh họa: Internet

Những lưu ý khi sử dụng quả nhót

Để mang lại hiệu quả cũng như an toàn, bạn cần một vài lưu ý khi sử dụng loại quả này:

  • Bạn nên ăn những quả nhót chín, hạn chế ăn nhót xanh bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra khi ăn nhót chín, bạn cần cạo sạch lớp bụi phấn bên ngoài, tránh để lớp vảy bám vào cổ họng, gây ra đau họng.
  • Rất nhiều người thắc mắc bà bầu ăn nhót có tốt không? Câu trả lời là có, bởi đây là loại quả chứa nhiều vitamin cần thiết cho quá trình mang thai. Bên cạnh đó, loại quả này không chứa hóa chất, thuốc trừ sâu nên sử dụng cho bà bầu là khá an toàn. Tuy nhiên, các mẹ đang trong quá trình mang thai nên ăn hạn chế và không được ăn lúc đói để tránh làm hại đến dạ dày.
  • Những người bị các bệnh lý về dạ dày không nên ăn quá nhiều nhót bởi tính axit có trong quả nhót có thể làm tăng nặng tình trạng của bệnh.
  • Những người bị táo bón lẫn tiêu chảy, đầy bụng,… cũng không nên ăn nhót.
  • Không cho trẻ còn quá nhỏ ăn nhót bởi có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Ngoài ra khi cho trẻ ăn nhót, trẻ rất dễ nuốt cả hạt nhót có thể dẫn đến bị hóc, rất nguy hiểm.
Qua nhot co tac dung gi 5
Nên cạo sạch lớp bụi phấn trước khi ăn nhót - Ảnh minh họa: Internet

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu quả nhót có tác dụng gì cũng như các lưu ý khi sử dụng loại quả này. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích để chị em phụ nữ có thể sử dụng món ăn vặt này đúng cách, an toàn và tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của tinh dầu sả đối với cuộc sống của bạn

Tinh dầu sả là loại tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam bởi những lợi ích mà nó mang lại. Vậy tác dụng của tinh dầu sả như thế nào?

TIN MỚI NHẤT