Những dấu hiệu bệnh suy thận bạn cần biết và cách phòng tránh hiệu quả 

Sức khỏe 31/01/2020 13:37

Việc nhận biết các dấu hiệu bệnh suy thận giúp bạn biết mình đã mắc bệnh hay chưa, từ đó tìm ra những phương pháp điều trị phù hợp, không để bệnh quá nặng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Suy thận là căn bệnh nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu bệnh suy thận qua nội dung bài viết chi tiết dưới đây.

Dau hieu benh suy than 1
Bệnh suy thận có những dấu hiệu gì? - Ảnh minh họa: Internet

Thế nào là bệnh suy thận?

Trước khi đi tìm hiểu các dấu hiệu bệnh suy thận, chúng ta hãy làm rõ khái niệm về bệnh suy thận. 

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận, thận mất khả năng lọc chất thải từ máu. Lúc này, cơ thể sẽ trở nên quá tải vì các độc tố. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. 

Bệnh suy thận được chia ra làm 2 nhóm là: Suy thận cấp và suy thận mạn.

  • Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi hoàn toàn hay một phần chức năng thận nếu được điều trị thích hợp.
  • Suy thận mạn là quá trình tiến triển không thể phục hồi chức năng thận, việc điều trị chỉ làm chậm quá trình diễn biến của bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Dau hieu benh suy than 2
Suy thận là việc suy giảm chức năng của thận - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây bệnh suy thận 

Có một số nguyên nhân gây suy thận phổ biến bạn cần quan tâm: 

  • Những người bị các bệnh như: tiểu đường hoặc cao huyết áp 
  • Viêm cầu thận, viêm ống thận mô kẽ
  • Thận đa nang 
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài, sỏi thận, một số bệnh ung thư
  • Trào ngược bàng quang hay còn gọi là nước tiểu trào ngược lên thận
  • Viêm đài bể thận tái đi tái lại.
Dau hieu benh suy than 3
Biến chứng tiểu đường, cao huyết áp gây nên suy thận - Ảnh minh họa: Internet

Các dấu hiệu điển hình của bệnh suy thận

Khi cơ thể có những dấu hiệu trên bạn cần nghĩ ngay đến bệnh suy thận:

  • Rối loạn tiểu tiện: Lượng nước tiểu ít hơn, hay đi tiểu nhiều vào ban đêm chứng tỏ thận của bạn đang có vấn đề, bộ lịch của thận bị tổn thương.
  • Tiểu ra máu: Đây là một dấu hiệu rất quan trọng, cảnh báo có thể bạn đã mắc suy thận, cần đi kiểm tra kịp thời.
Dau hieu benh suy than 4
Đi tiểu ra máu là một dấu hiệu của bệnh suy thận - Ảnh minh họa: Internet
  • Phù chân: Là dấu hiệu cảnh báo chức năng của thận suy giảm, bàn chân và mắt cá chân có thể sưng vù lên như quả bóng.
  • Chán ăn: Người bệnh suy thận có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn bởi cơ thể đã tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể.
  • Sưng mắt: Nếu thận bị rò rỉ một lượng protein theo nước tiểu, mắt của người bệnh có thể bị sưng hoặc phù.
  • Nước tiểu có bọt: Khi thấy nước tiểu có bọt và có mùi lạ bạn hãy nghĩ đến dấu hiệu quả bệnh suy thận.
  • Ngứa da: Khi chức năng của thận suy giảm, sự cân bằng giữa khoáng chất và dinh dưỡng trong máu bị phá vỡ, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa da toàn thân. 
Dau hieu benh suy than 5
Ngứa da có thể là dấu hiệu suy thận - Ảnh minh họa: Internet
  • Ngoài ra, triệu chứng suy thận nhẹ hay còn gọi là suy thận độ 1 thường là chán ăn, mệt mỏi, đau tức 2 bên hố lưng liên tục…
  • Với những người suy thận giai đoạn cuối thường có những dấu hiệu nguy hiểm như: mất trí nhớ, dễ gãy xương, các vấn đề về tim mạch, suy dinh dưỡng, chảy máu dạ dày và ruột, co giật, suy gan…

Cách điều trị bệnh suy thận 

Rất nhiều người bệnh thắc mắc suy thận có chữa được không thì câu trả lời là còn tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Với những người bị suy thận ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, với những người suy thận giai đoạn muộn việc chữa trị sẽ rất phức tạp, khó chữa khỏi hoàn toàn.

Điều quan trọng khi có dấu hiệu của bệnh suy thận, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Đối với những bệnh nhân suy thận mạn, thường các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo một số phương pháp:

  • Chạy thận nhân tạo 
  • Ghép thận khi đó người bệnh sẽ phải uống thuốc suốt đời để cơ thể thích nghi với thận đã ghép.

Cách phòng tránh suy thận hiệu quả

Để tránh mắc phải căn bệnh suy thận nguy hiểm, bạn cần có những biện pháp phòng tránh hữu hiệu sau:

  • Giữ huyết áp luôn ở mức ổn định, đối với những người bị cao huyết áp cần thường xuyên theo dõi huyết áp của mình.
  • Kiểm soát nồng độ đường và cholesterol trong máu.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, giữ cho cơ thể ở mức trọng lượng lý tưởng, không quá béo cũng như quá gầy.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…
  • Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp thận loại bỏ được các độc tố. Với những ngày nóng nực hay hoạt động thể lực nhiều, cần uống bổ sung thêm nhiều nước hơn quy định.
  • Nên ăn nhạt, ít muối, giảm các chất đạm trong bữa ăn hàng ngày cũng như hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào…
Dau hieu benh suy than 6
Duy trì chế độ ăn hợp lý để phòng bệnh suy thận - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những tìm hiểu về dấu hiệu bệnh suy thận cũng như cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Hy vọng qua nội dung của bài viết, bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về bệnh suy thận để từ đó biết bảo vệ cơ thể trước những yếu tố gây bệnh.

Một số lưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh trĩ

Lá lốt có chữa được bệnh trĩ không? Cách sử dụng lá lốt chữa bệnh trĩ hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm cả thời gian lẫn tiền bạc.

TIN MỚI NHẤT