“Giờ vàng” giúp bệnh nhân đột quỵ thoát hiểm

Sức khỏe 03/12/2021 07:10

Bệnh nhân đột quỵ sẽ thoát khỏi nguy cơ tử vong hoặc di chứng tàn tật suốt đời nếu được cấp cứu trong "giờ vàng". Vậy "giờ vàng" là thời điểm nào?

Đột quỵ đang trở thành nỗi ám ảnh của mọi người vì có đến hơn 50% tử vong hoặc tàn phế sau khi điều trị. Lý do do bệnh nhân đến bệnh viện quá muộn.

“Giờ vàng” giúp bệnh nhân đột quỵ thoát hiểm - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Thời gian vàng trong đột quỵ là gì?

Đây được coi là mốc thời gian được coi là quan trọng nhất để quyết định có cứu sống bệnh nhân hay không. Trong đột quỵ có 2 mốc thời gian vàng là 3-6 giờ đầu từ khi khởi phát cơn đột quỵ được coi là thời gian vàng để cứu sống người bệnh. Sau 6 giờ vàng đó, bệnh nhân không được tái thông các mạch lớn bị tắc trong não sẽ có nguy cơ tử vong cao hoặc bị tàn phế nặng nề.

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, điều quan trọng nhất khi phát hiện người thân chúng ta có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong "giờ vàng".

“Giờ vàng” giúp bệnh nhân đột quỵ thoát hiểm - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ

– Mặt phía dưới đôi khi bị tê, cứng 1/2 hoặc 1/4, hoặc đột ngột bị mất cân xứng, nhân trung hơi lệch qua một bên, nếp mũi, má bên yếu rũ xuống… Bệnh nhân cười sẽ méo rõ hơn.

– Tay bị tê mỏi, dần thao tác vụng về cả khi gắp món ăn, viết…

– Chân đi dễ vấp ngã, bước khó và nặng hơn bình thường, nhấc chân không lên hoặc dễ bị rơi dép…

– Nói đớ, khó nói hoặc môi, lưỡi bị cứng, tê. Hãy nói vài câu đơn giản, nếu thấy bệnh nhân nói không rõ, nói chậm hơn, phải gắng sức khi nói… là dấu hiệu cảnh báo.

– Nhức đầu nhiều, mất thăng bằng đột ngột, ù tai, điếc đột ngột, khó nuốt, mắt mờ, chậm hiểu bất thường… Phụ nữ bị nấc cụt, kèm đau ngực bất thường – là dấu hiệu cảnh báo sớm.

Các dấu hiệu cảnh báo có thể kéo dài hoặc thoáng qua, hoặc xuất hiện cùng lúc, hoặc chỉ vài dấu hiệu, hãy sớm gặp bác sĩ để được hỗ trợ y tế.

Đột quỵ cấp cứu sớm - tỉ lệ sống và phục hồi cao

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc đột quỵ tăng đáng kể, với tính chất bệnh lý đòi hỏi phải chẩn đoán nhanh, chính xác và bác sĩ có quyết định đúng, kịp thời... mới có thể cứu sống được bệnh nhân và giúp họ hồi phục sức khỏe và giảm tỷ lệ tàn phế. Điều quan trọng là bệnh lý này cần phải cấp cứu rất sớm sau khi có dấu hiệu bị đột quỵ. Nếu không, bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê, liệt nửa người nặng, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, ở Việt Nam, kiến thức này còn rất ít người biết đến.

“Giờ vàng” giúp bệnh nhân đột quỵ thoát hiểm - Ảnh 3
Ảnh minh họa

Mặc dù, với sự tiến bộ của y học, tỷ lệ tử vong do đột quỵ đã giảm, nhưng số người bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng. Mức độ di chứng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách thức bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán và điều trị. Nếu bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não được chuyển đến bệnh viện trong 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ, và được điều trị đặc hiệu bằng thuốc tiêu huyết khối, sự phục hồi sẽ rất khả quan.

Tuy nhiên, theo Suckhoe&doisong, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, chỉ có khoảng 2-3% bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đúng thời điểm 3 giờ vàng.

Các bước sơ cứu người bị đột quỵ

- Gọi điện thoại cấp cứu 115. Trường hợp đội ngũ cấp cứu chưa thể tiếp cận được thì cần chuyển an toàn người bệnh đến cơ sở y tế có điều kiện xử trí đột quỵ. Chú ý di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng, tránh va đập, rung lắc mạnh.

- Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát dấu hiệu bất thường.

- Đặt người bệnh nằm nghiêng một bên.

- Làm thông thoáng đường thở cho bệnh nhân.

- Không để người bệnh tự di chuyển vì có thể bị ngã.

 - Đặt người bệnh trong tư thế thoải mái, nới rộng quần áo, cà vạt và khăn choàng cổ nếu có.

- Ghi chú những loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.

- Luôn phải cho bệnh nhân nhận được oxy để nuôi dưỡng cơ thể, tránh tình trạng chết não.

Những điều cần tuyệt đối tránh khi xảy ra đột quỵ

- Không chờ đợi để hy vọng các triệu chứng thoái lui.

- Không cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì.

- Không cho bệnh nhân sử dụng bất cứ thuốc gì.

- Không trì hoãn việc tiếp cận cơ sở y tế có điều kiện xử trí đột quỵ.

- Tuyệt đối không dùng kim chích máu 10 đầu ngón tay chân, không cạo gió.

Thanh Hoá ghi nhận 17 học sinh phản ứng nặng sau tiêm vaccine phòng COVID-19: Xuất hiện triệu chứng sưng đau chỗ tiêm, buồn nôn, chóng mặt

Thanh Hóa đã ghi nhận 17 học sinh bị phản ứng nặng và hàng chục trường hợp khác có các biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt thoáng qua.

TIN MỚI NHẤT