Đau gân cổ tay, những cơn đau âm ỉ kéo dài, làm sao để khắc phục?

Sức khỏe 03/10/2019 11:13

Trong cuộc sống hàng ngay, cổ tay thường xuyên cử động và dễ bị tác động cũng như các chấn thương. Vậy bệnh đau gân cổ tay là gì và chữa trị ra làm sao?

dau-gan-co-tay-1
Đau gân cổ tay, đau khớp cổ tay rất dễ gặp và cũng dễ gây nhầm lẫn - Ảnh minh họa: Internet

Đau gân ở cổ tay

Gân là một dải cứng của mô liên kết sợi thường kết nối cơ với xương và có khả năng chịu đựng lực căng, có tính dẻo, có độ đàn hồi. Gân giúp truyền lực và các tác động từ cơ đến xương, khớp, giúp các cự động được hài hòa trong toàn bộ cơ thể.  Gân tập trung nhiều ở các khớp hoạt động và thay đổi tư thế liên tục như đầu gối, vai, khuỷu tay, cổ chân, ngón tay cái, cổ tay,… Bộ gân khỏe mạnh bình thường bao gồm chủ yếu là các mảng collagen song song được đóng chặt chẽ với nhau.

dau-gan-co-tay-2
Cấu tạo gân, cơ, khớp phía dưới cánh tay - Ảnh minh họa: Internet

Khi bị đau gân cổ tay sẽ gây đau nhói, đau nhức âm ỉ tại cổ tay và các vùng xung quanh.

Viêm bao gân cổ tay

Nếu phần gân bị chấn thương,tác động mạnh gây rách, đứt hoặc bao hoạt dịch bị viêm nhiễm sẽ gây đau nhức khớp, tình trạng này cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc bệnh viêm bao gân, đặc biệt là ở phần cổ tay.

Khi bị viêm bao gân là sẽ gây sưng đau và giảm khả năng vận động vùng gân và khớp bị tổn thương, mỗi vị trí viêm bao gân khác nhau trên cơ thể sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng.

Cổ tay là vị trí thường hay bị viêm bao gân vì cổ tay là vị trí có nhiều gân, hoạt động thường xuyên với nhiều động tác phức tạp, các gân bám xương, nằm ngay sát bề mặt da nên rất dễ bị tổn thương.Tình trạng viêm bao gân cổ tay, gây đau nhức, hạn chế vận động đồng thời ảnh hưởng đến các xương, khớp ở vùng cổ tay.

Các nguyên nhân cơ học dễ dấn đến tình trạng này có thể do cường độ hoạt động thường xuyên và quá mức, lặp đi lặp lại ở một vị trí, hoạt động sai tư thế hoặc do chơi các môn thể thao vận động khớp cổ tay thường xuyên (bóng Chuyền, bóng Rổ, Tennis)…

dau-gan-co-tay-3
Khi chơi các môn thể thao đối kháng hoặc cử động tay quá nhiều rất dễ gây bệnh lý - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó còn có nguyên nhân bệnh lý khiến gây viêm bao gân cổ tay như Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa gân ở người già, cơ thể có các rối loạn chuyển hóa ( khi bị bệnh Gút, tiểu đường...)

Các biến chứng có thể xảy ra khi bị đau gân (viêm gân) cổ tay

Viêm gân gây đau gân cổ tay khi mới phát triển hoặc ở giai đoạn nhẹ thường không gây nhiều ảnh hưởng đến cử động hoặc nhịp sống, chủ yếu chỉ có cảm giác đau âm ỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu để bệnh phát triển lâu thì mức độ đau nhức càng tăng, xuất hiện một số biến chứng như:

- Gây đau nhức thường xuyên: Các cơn đau nhức tăng dần mức độ và cường độ, đau nhói, đau âm ỉ thường xuyên, thậm chí là nhiều tháng, gây ảnh hưởng khó khăn trong công việc hàng ngày, mất ngủ, tinh thần suy nhược, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.

- Ảnh hưởng tới khả năng vận động cổ tay: Các thao tác xoay cổ tay, cầm nắm hay bưng bê vật, viết chữ, đánh máy, làm việc nhà,… đều bị tác động, hạn chế, cổ tay bị căng cứng, kém linh hoạt và khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày…

- Nguy cơ đứt gân, bại liệt: Trầm trọng nhất là khi gân cổ tay bị viêm nhưng không được điều trị sớm, để quá lâu dài, tình trạng căng cứng đau nhức mức độ quá thường xuyên có thể gây đứt gân, lâu ngày khiến cổ tay bị liệt và mất khả năng vận động.

Đau gân cổ tay sau sinh

Sau sinh phụ nữ thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe khi sau quá trình sinh nở cơ thể yếu đi, chưa đủ thời gian phục hồi.  Phụ nữ sau sinh thường dễ gặp các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là các vị trí như cột sống thắt lưng, vùng hông và xương chậu, cánh tay, cổ tay, bàn tay… Trong đó, đau khớp, đau nhức gân cổ tay sau sinh là một hiện tượng xuất hiện nhiều ở các bà mẹ, điều đó tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và hạn chế việc chủ động trong quá trình chăm sóc các bé.

dau-gan-co-tay-4
Sau sinh phụ nữ đối diện với rất nhiều vấn đề về sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đau gân cổ tay sau sinh:

- Bởi phụ nữ sau sinh thường cơ thể bị suy nhược, hoạt động của các cơ quan bị suy yếu sau quá trình sinh nở và cần có thời gian để phục hồi. Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch của các mẹ cũng trở nên suy yếu, khí huyết suy nhược, rất dễ bị tác động khiến cho cơ thể mệt mỏi hoặc ảnh hưởng đến các dây thần kinh cánh tay gây đau, căng cứng và nhức mỏi cánh tay, cổ tay, bàn tay cho đến cả ngón tay.

- Sau sinh, nếu như cơ thể mẹ không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để bù đắp năng lượng và phục hồi thì sẽ gây suy nhược. Phụ nữ sau sinh thường bị thiếu các khoáng chất và vitamin vi lượng như: Canxi, vitamin B12, vitamin D khiến làm giảm mật độ khoáng của xương, dễ bị loãng xương và tác động trực tiếp khiến đình trệ sự hoạt động của các dây thần kinh ngoại vi. Tình trạng này dễ nhận thấy nhất khi các mẹ cảm thấy đau nhức gân, xương, khớp vùng cổ tay, nơi thường xuyên hoạt động.

- Không chỉ thế việc thường xuyên bế con bú, ru con ngủ hay làm việc nhà quá sớm sau khi sinh cũng dễ bị sưng và đau mỏi cổ tay do khớp này phải hoạt động liên tục dẫn đến tổn thương sụn, gân và xương dưới sụn.

Cách chữa đau gân cổ tay

Khi bạn cảm thấy cường độ đau gân cổ tay thường xuyên, khớp, gân nhức mỏi âm ỉ thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời và có phương pháp điều trị thích hợp dưới sự theo dõi của các y, bác sĩ chuyên khoa.

- Điều trị bệnh đau gân cổ tay, viêm bao gân chủ yếu là giúp giảm viêm và đau. Yếu tố đầu tiên được khuyên đó là cần hạn chế vận động, đặc biệt các vận động mạnh, có thời gian nghỉ ngơi và chế độ sinh hoạt hợp lý. Tùy trường hợp có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng nẹp. Chườm nóng hoặc lạnh cũng có thể giúp giảm sưng đau. Một số biện pháp điều trị khác bao gồm:

dau-gan-co-tay-5
Một số trường hợp có thể cần dùng nẹp để cố định cánh tay và bàn tay - Ảnh minh họa: Internet

- Thực hiện xoa bóp đúng cách, mát xa các huyệt đạo nhẹ nhàng.

- Kéo, co, duỗi, định hình vị trí và khớp hoặc gân bị đau.

Sau quá trình khám, chụp chiếu, đưa ra kết luận bệnh lý. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc làm giảm viêm. Nếu bệnh gây ra do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Nếu như bệnh của bạn có nguyên do là các bệnh lý tiềm ẩn khác như viêm đa khớp dạng thấp hoặc Gút. Điều trị sẽ bao gồm điều trị bệnh nền, khiến dứt điểm nguyên nhân tái phát đau gân cổ tay.

Trong quá trình bệnh dần hồi phục, bác sĩ sẽ hướng dẫn tập vật lý trị liệu để làm cơ, xương, khớp và gân cổ tay được khỏe hơn. Khi cơ khỏe sẽ hỗ trợ gân bị tổn thương sau này. Nếu bạn bị viêm bao gân tái phát, bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo phẫu thuật để sửa chữa phần tổn thương.

Viêm gân cổ tay khi mang thai

Ngoài các tác động như đã đề cập ở trên, thì không chỉ phụ nữ sau sinh mà phụ nữ trong quá trình mang thai cũng hay gặp tình trạng bị đau khớp cổ tay, viêm gân cổ tay.

- Khi mang thai hệ nội tiết có nhiều thay đổi, cân nặng cũng thay đổi, việc tăng cân quá mức cũng dễ gây ra các chứng bệnh này, do trọng lượng của thai nhi tăng dần lên trong bụng và mẹ cũng tăng cân vô tình làm hệ thống cơ, xương, khớp bị chèn ép nên gây ra đau khớp cổ tay, thậm chí bị đau do viêm gân cổ tay.

dau-gan-co-tay-6
Phụ nữ mang thai do nhiều nguyên nhân cũng rất dễ bị đau gân, khớp cổ tay - Ảnh minh họa: Internet

- Hoặc trước đó mẹ đã có tiền sử bị bệnh xương khớp, đau cổ tay, hay bệnh xương khớp di truyền do người nhà có người mắc chứng bệnh này.

- Bà bầu bị đau gân cổ tay hay gặp nhất là giai đoạn ở thai kỳ cuối, hiện tượng này sẽ hết dần khi sản phụ sinh con được khoảng 2 tuần đến một tháng, lúc này cơ thể đã hồi phục và các cơ quan đã trở lại hoạt động như bình thường.

Biện pháp phòng ngừa tránh tình trạng viêm gân cổ tay khi mang thai

- Bà bầu nên vận động nhẹ nhàng, có điều tiết. Càng về cuối thai kỳ càng chú ý khi vận động cỏ tay, tránh mang các vật nặng, cồng kềnh. Nên ăn uống, sinh hoạt khoa học.

dau-gan-co-tay-7
Phụ nữ mang thai không nên cố gắng mang vác cồng kềnh - Ảnh minh họa: Internet

- Bà bầu bị đau cổ tay nên có chế độ ăn uống hợp lý tránh tình trạng tăng cân quá mức và duy trì lượng đường, muối, mỡ trong cơ thể phù hợp, bổ sung các đầy đủ vitamin và khoáng chất, tăng cường thực phẩm giàu vitamin B có trong các loại hạt như Hạnh Nhân, Hạt Điều, quả Óc Chó, Chuối…ăn nhiều rau xanh và các loại củ, quả.

Bệnh đau gân cổ tay không hiếm gặp và cũng không quá khó để điều trị nhưng nếu để tình trạng đau nhức quá thường xuyên, không chữa trị rất dễ gây biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống hằng ngày. Qua bài viết này mong bạn biết cách phòng ngừa, theo dõi sức khỏe để luôn cân bằng giúp cơ thể khỏe mạnh.

Đau bụng co thắt, tiềm ẩn nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm

Bạn thỉnh thoảng hoặc thường xuyên đau bụng co thắt, tìm hiểu ngay để nhận diện triệu chứng, xác định nguyên nhân để chăm sóc sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT